Giống như nhiều ngày kỷ niệm trọng đại trên khắp cả nước khác, lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 như thế nào không phải ai cũng biết.
- Từ ngày 26/8/2022, 'Trời không phụ lòng người', 3 con giáp 'hái ra tiền', may mắn trăm bề, công danh chạm đỉnh, ăn sung mặc sướng, không lo cơm áo gạo tiền
- Tử vi dự báo rằng, 3 con giáp sẽ bùng nổ tài lộc sau ngày 26/8/2022, phất lên thành đại gia bạc tỷ
Không còn lâu nữa sẽ tới ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây chính là thời điểm để mỗi người trong chúng ta cùng nhìn lại nguồn gốc và lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 gắn liền với lịch sử tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới. Cụ thể như sau:
Tháng 4 năm 1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn giáo dục được thành lập, có trụ sở đầu tiên được đặt tại thủ đô Paris nước Pháp. sau đó, chuyển sang Vienne (Áo), Pra-ha (Tiệp Khắc) rồi sang Đức.
Năm 1949, tại hội nghị Vác-sa-va (Ba Lan), các công đoàn giáo dục quốc tế đã xây dựng một bảng “Hiến chương các nhà giáo”, gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu dưới đây:
- Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học.
- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các nhà giáo.
- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học và những người dạy học.
- Tháng 8 năm 1954, tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới với nòng cốt là các nhà giáo các nước Xã hội chủ nghĩa đã nhất trí thông qua “Hiến chương các nhà giáo”.
Từ ngày 26 tháng 8 đến 30 tháng 8 năm 1945, tại đủ đô Vác-sa-va, hội nghị quốc tế các tổ chức các nhà giáo lần thứ 2 đã diễn ra, có sự tham gia của 57 nước đại diện cho khoảng 10,5 triệu giáo viên trên toàn thế giới. Đồng thời, quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Đây chính là cột mốc khởi đầu cho lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Vào ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Hiến chương Quốc tế các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày này cũng lan rộng sang các vùng ở miền Nam đã được giải phóng. Đến thời điểm đất nước thống nhất 3 miền, ngày 20/11 đã được kỷ niệm rộng rãi trong cả nước và dần dần trở thành ngày để mọi người dân cùng làm lễ hiến chương các nhà giáo.
Tuy nhiên, do nhiều lý do thấy rõ, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản. Thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và toàn thể nhân dân, chấp nhận đề nghị của Bộ giáo dục và Công đoàn giáo dục Việt Nam, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 167/HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982: “Từ nay, hàng năm sẽ lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Đến đây thì chúng ta đã phần nào hiểu được nguồn gốc lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 rồi đấy. Ngày kỷ niệm này không chỉ có ý nghĩa đối với những người làm nghề dạy học, học sinh, sinh viên mà còn cho tất cả người dân trên cả nước để tri ân và nhớ đến công lao của những người “lái đò”. Quả thật, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây luôn được nhân dân ta coi trọng từ lâu đời. Chúng đã đi vào tâm thức của mỗi người dân Việt Nam và lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho truyền thống tốt đẹp ấy.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, hãy cùng gửi tới toàn thể thầy cô những lời chúc tốt đẹp và ấm áp nhất. Chúc thầy cô dồi dào sức khỏe vững chí và luôn căng tràn nhiệt huyết với sự nghiệp “trồng người”.