Thể hiện bản lĩnh cũng phải tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm nữa các con ạ.
- Mới: Giá vé tàu Tết Nhâm Dần 2022 có thể giảm tới 40% nếu hành khách đặt vé sớm
- Thái Bình: Thấy trẻ nhỏ quấy khóc, người phụ nữ tại cơ sở mầm non dùng khăn vải nhét vào miệng và giữ chặt chân tay
Chuyện thời đi học "trẻ người non dạ" lỡ mê chơi theo bạn bè trốn bố mẹ đi tiệm net chắc hẳn là không của riêng ai, nhất là mấy cậu con trai. Đôi khi là do mê game thật, nhưng có lúc lại do bạn bè khích bác, mà con trai lại hay tự ái, lòng tự trọng cao ngút trời, thế là "cắn răng" cãi lời cha mẹ. Cái kết của những hành động này tất nhiên không hề lãng mạn chút nào, chẳng hạn như "thanh niên nhí" sau đây.
Khi làm bài kiểm tra 15 phút, nam sinh này thật thà kể từ A đến Z câu chuyện trốn bố đi chơi game: Trước khi em tới trường, bố em dặn em là tan học đứng ở cổng trường đợi bố. Nhưng hôm đó em ra sớm hơn hai tiết do cô giáo em phải đi họp. Em cổng trường đợi bố. Đợi được 15 phút thì bạn Nam, bạn Sơn cùng lớp đi qua và rủ em đi nét. Em bảo bố tớ bảo tớ đợi ở đây rồi. Bạn Nam bảo em không có gan đi chơi vì sợ bố mắng rồi em bảo không phải.
Vòng vo một lúc em đành đi với bạn Nam để chứng tỏ em có gan. Em chơi được vài tiếng tự dưng bố em phi vào quán nét và cho em...
Dù ban đầu thanh niên này có vẻ nghe lời bố nhưng cuối cùng trước sự khích bác của bạn cùng lớp, cuối cùng vẫn liều mình đi theo tiếng gọi... game thủ. Tất nhiên cái kết sau đó đầy nước mắt. Nghe đoạn "bố em phi vào quán net" là biết nam sinh được một bài học nhớ đời. "Từ đó em ân hận và rút ra bài học không được trái lời bố nữa", cậu bé kết luận.
Làm sao để trẻ không nghiện game?
Chơi game online có thể là một hình thức giải trí rất tốt, thế nhưng đáng nói là nhiều học sinh vì nghiện mà bỏ bê học hành, sa đà vào cuộc sống ảo. Làm sao để trẻ không nghiện game? Đây là thắc mắc của nhiều cha mẹ, bởi trong bối cảnh hiện nay không thể cấm con tiếp xúc với điện thoại và máy tính. Đó là chưa kể nhiều gia đình phải trang bị máy tính có nối mạng internet để phục vụ việc học của con.
Nhiều phụ huynh không ý thức được sự nguy hiểm của game. Từ khi trẻ còn rất nhỏ, nhiều phụ huynh đã quẳng cho con cái điện thoại hoặc iPad với suy nghĩ: chơi một tí thì không sao. Đến khi trẻ chơi 2 tiếng, 3 tiếng mỗi ngày, nhiều ông bố, bà mẹ vẫn nghĩ: "Không sao". Dần dần mức độ và thời gian chơi game tăng lên, trẻ nghiện lúc nào không hay. Còn một số nguyên nhân khác nữa khiến nhiều học sinh lao vào game như một sự chạy trốn, ví dụ do trẻ chơi thân với nhóm bạn có sở thích chơi game, do áp lực học tập, do sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ vào con cái"...
Các chuyên gia tâm lý cho rằng trước hết, phụ huynh cần nghiêm túc nói chuyện với con về sự nguy hiểm của game cùng những phương pháp giúp con làm chủ bản thân, sắp xếp thời gian học tập và vui chơi hợp lý. Sau đó, khi trẻ thực hiện thì phụ huynh cần đồng hành cùng con. Nhắc nhở, đôn đốc để con làm đúng như kế hoạch đã đề ra. Khi con làm tốt sẽ được khen thưởng và ngược lại. Phụ huynh cần gợi ý, đồng thời tạo điều kiện để trẻ được giải trí bằng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Nhất là những hoạt động phù hợp với năng khiếu của trẻ như chơi các môn thể thao, hát, múa, nhảy... chứ không chỉ là xem tivi, chơi game.