Tại phiên họp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2024, một nghiên cứu trình bày diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21.3, đã phát hiện khi con người tiếp xúc với thời tiết nắng nóng có thể làm tăng tình trạng viêm và làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Từ đó đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh tim mạch.
- Bất ngờ: Phát hiện người đàn ông 35 tuổi có tới 4 quả thận
- Hiểu kỹ hơn về bệnh rung lắc ở trẻ để tránh những mối hiểm họa tiềm ẩn
Báo Thanh Niên dẫn thông tin từ trang tin y tế News Medical, cho biết viêm là một phần bình thường của cơ thể khi bị chấn thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm kéo dài hàng tuần đến hàng tháng hoặc xảy ra ở các mô khỏe mạnh sẽ gây tổn hại và dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch. Điều này có thể dẫn đến xơ vữa động mạch.
Tiến sĩ Daniel W. Riggs, Phó giáo sư y khoa tại Viện Môi trường Christina Lee Brown thuộc Đại học Louisville ở Louisville (Mỹ) dẫn đầu nghiên cứu này. Tham gia vào nghiên cứu có 624 người ở độ tuổi trung bình khoảng 50.
Dựa trên mối liên quan giữa nhiệt độ cao đối với các dấu hiệu viêm và phản ứng miễn dịch trong cơ thể, các tác giả của nghiên cứu đã xem xét các tác động ngắn hạn trong việc cơ thể tiếp xúc với nhiệt. Và kết luận cho thấy việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể làm suy yếu khả năng ghi nhớ các loại virus và vi trùng của các tế bào miễn dịch. Không chỉ vậy, cơ thể sẽ sản xuất quá mức các phân tử có thể dẫn đến viêm nhiễm.
Vào lúc nhiệt độ tăng cao nó sẽ làm gia tăng mức độ của các dấu hiệu chính ở tình trạng viêm, trong đó có số lượng bạch cầu, số lượng tế bào sát thủ tự nhiên T và yếu tố hoại tử khối u trong máu. Không chỉ vậy nó còn xảy ra sự sụt giảm tế bào B, cho thấy hệ thống miễn dịch thích ứng của cơ thể ghi nhớ các loại virus và vi trùng cụ thể và tạo ra kháng thể để chống lại chúng, đã bị hạ thấp.
Đây là mối nguy hại khi trong những ngày nắng nóng, mọi người có thể có nguy cơ tiếp xúc với nhiệt cao hơn, khiến họ cũng có thể dễ mắc bệnh hoặc viêm nhiễm hơn. Theo Tiến sĩ Riggs, người ở độ tuổi trên 60 và người mắc bệnh tim mạch, nhất là những ai có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và tử vong liên quan đến nhiệt, đều có thể dễ mắc bệnh viêm nhiễm vào lúc thời tiết nắng nóng. Chính vì thế mà: "Trong các đợt nắng nóng, mọi người có thể giảm bớt sự tiếp xúc bằng cách ở trong nhà khi nhiệt độ cao nhất và ánh nắng mặt trời mạnh nhất, vào bóng râm, mặc quần áo nhẹ, thoáng khí và uống nhiều nước", theo lời Tiến sĩ Riggs.
Dẫn tin từ báo Lao Động, theo bác sĩ Ngô Thế Hoàng - Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, trung bình mỗi ngày Khoa Khám bệnh tiếp nhận khoảng 2.200-2.500 lượt bệnh nhân, chủ yếu là nhóm bệnh lý liên quan đến hô hấp, tai mũi họng, tim mạch…
So với năm ngoái, số lượng người bệnh đến khám ngoại trú, điều trị nội trú tăng từ 15-20%. Trong đó, người bệnh mạn tính, viêm phổi, hen suyễn cấp… cũng tăng lên. Có khoảng 8-10 bệnh nhân thở máy xâm lấn và không xâm lấn. Đa số là bệnh nhân lớn tuổi. Khoa có 50 giường bệnh nhưng đang điều trị cho hơn 60 bệnh nhân nội trú nên một số người phải nằm trên băng ca.
Thời điểm tháng 3, 4 hàng năm, nắng nóng tiếp tục gay gắt, kèm theo những cơn mưa đầu mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể dẫn đến số lượng bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng, nhất là người cao tuổi cũng tăng lên nhiều hơn.