Bí quyết phòng trẻ bị ốm trong thời tiết nồm ẩm cha mẹ nên lưu ý

Tin y tế 11/04/2023 08:54

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai): “Trời nồm, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, khó ngủ hơn, nên sức đề kháng cũng kém hơn và dễ ốm. Vì vậy, các phụ huynh cần để ý để lau mồ hôi cho trẻ kịp thời và mặc đồ thoáng mát. Tránh tình trạng ủ ấm quá, trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi và thấm ngược lại vào cơ thể gây viêm phổi”

Thông tin VTC News cho biết, theo PGS.TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân với độ ẩm cao, nhiệt độ thấp cộng thêm chức năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, khiến cho các loại vi trùng, vi rút, nấm mốc… phát triển mạnh mẽ gây nên các căn bệnh về đường hô hấp.

Bí quyết phòng trẻ bị ốm trong thời tiết nồm ẩm cha mẹ nên lưu ý - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, Khoa Hô hấp (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước khắp nơi trong nhà, đặc biệt là trên sàn, thảm, kính cửa sổ, khiến nấm mốc và các loại vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh. Thêm nữa, nhiều loại hình thời tiết thay đổi liên tục trong ngày như sáng mưa phùn kèm sương mù, trưa hửng nắng, tối mưa lạnh khiến cơ thể khó thích nghi kịp, càng dễ nhiễm bệnh.

“Trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người có bệnh nền là những người có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, vi rút kém, do đó, dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm”, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân nhấn mạnh.

Các bệnh đường hô hấp dễ mắc thời điểm này bao gồm: Viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, khởi phát cơn hen cấp. Người có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch cũng dễ khởi phát triệu chứng.

Hà Nội mới cho biết thêm, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý, do tác động của không khí lạnh ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến nhóm trẻ này dễ lên cơn hen bùng phát. Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, thực phẩm, thức ăn không bảo quản đúng cách cũng dễ bị ôi thiu. Khi trẻ ăn phải những thực phẩm này sẽ gặp các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy...

Bí quyết phòng trẻ bị ốm trong thời tiết nồm ẩm cha mẹ nên lưu ý:

Bí quyết phòng trẻ bị ốm trong thời tiết nồm ẩm cha mẹ nên lưu ý - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo, để giữ gìn sức khỏe tốt, mọi người cần tạo môi trường sống sạch, vệ sinh nhà cửa, giữ sạch môi trường sống cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Các gia đình nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo, sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển. Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc, cha mẹ cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô, nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ.

“Khi ra ngoài trời trong thời tiết nồm ẩm, mưa phùn, người dân cần chú ý giữ ấm tay, chân, cổ, tránh để những bộ phận này nhiễm lạnh; đồng thời mang theo các vật dụng che mưa như ô, áo mưa, cố gắng không để bị ướt. Nếu bị ướt, cần nhanh chóng thay quần áo khô và làm ấm cơ thể ngay bằng cách uống nước ấm, uống trà gừng. Việc mặc quần áo ướt lâu sẽ khiến hơi lạnh ngấm vào cơ thể dễ gây bệnh hô hấp, thậm chí viêm phổi”, Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Ngân.

Khi thấy trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở… cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh kịp thời với các bác sỹ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức để kháng, vệ sinh mũi họng sạch sẽ tránh mầm bệnh còn lưu trong cơ thể lâu hơn.

CDC Mỹ cảnh báo khả năng lây nhiễm virus Marburg từ châu Phi

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ tuần này đã đưa ra một cảnh báo sức khỏe đến các bác sĩ ở Hoa Kỳ về một đợt bùng phát của virus Marburg gây tử vong tại hai quốc gia châu Phi.

TIN MỚI NHẤT