Dậy thì sớm là mối lo lắng của bậc cha mẹ, bởi việc dậy thì sớm có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện và ảnh hưởng tới tâm lý chung của trẻ. Nhiều người lo lắng việc cho trẻ sử dụng nhiều sữa đậu nành có thể khiến trẻ bị dậy thì sớm, liệu điều này có đúng?
- Đối tượng nào dễ bị mất nước, uống thế nào cho đúng?
- Sau 50 tuổi không mắc 4 bệnh này ắt sống thọ
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì là một quá trình thay đổi thể chất, qua đó mà cơ thể của một đứa trẻ phát triển thành cơ thể trưởng thành và có khả năng sinh sản bởi các tín hiệu nội tiết tố từ não đến tuyến sinh dục. Sự tăng trưởng thể chất bao gồm chiều cao và khối lượng cơ thể sẽ mạnh nhất vào nửa đầu tuổi dậy thì và được hoàn thành khi cơ thể được phát triển hoàn toàn.
Trung bình các bé gái bắt đầu dậy thì vào nằm từ 10 đến 11 tuổi và kết thúc dậy thì vào khoảng năm 15-17 tuổi; các bé trái bắt đầu muộn hơn khoảng 11 đến 12 tuổi và kết thúc cũng muộn hơn vào khoảng 16-17 tuổi.
Dậy thì sớm là trình trạng cơ thể phát triển diễn ra sớm hơn so với bình thường, trước 8 tuổi đối với bé gái và trước 9 tuổi với bé nam. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:
Tỷ lệ trẻ dậy thì sớm gia tăng nhanh chóng
Đối với bé gái: Ngực bắt đầu lớn hơn, có lông vùng nách và lông mu, sau những phát triển như trên thì thấy có kinh nguyệt khoảng 1 đến 2 năm sau đó.
Đối với trẻ trai: Thấy tinh hoàn tăng kích thước, có lông vùng kín, vỡ giọng, xuất hiện mộng tinh và dương vật lớn hơn.
Khi có các biến đổi trên cơ thể của trẻ nghi ngờ tình trạng dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Làm chậm lại quá trình này giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất và tránh ảnh hưởng tới sinh lý.
Trẻ uống sữa đậu nành có gây dậy thì sớm?
Theo BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), nguyên nhân khiến bé gái có hiện tượng dậy thì sớm là do liên quan đến nội tiết tố hoặc có khả năng có u ở tuyến đồi. Từ đó khiến cho hàm lượng estrogen tăng đột biến do rối loạn về chuyển hóa. Tuy nhiên, trường hợp như này rất ít gặp trong thực tế.
Trong khi đó, vấn nạn ăn phải thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm như rau phun thuốc kích thích, lợn có chất tạo nạc và hormone tăng trưởng, gà nhuộm chất vàng... nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ tích lũy trong cơ thể trẻ, gây biến đổi, có thể là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ.
Thực hư sữa đậu nành gây dậy thì sớm ở trẻ?
Sữa đậu nành được làm từ đậu tương có giá trị dinh dưỡng khá cao. Các nhà khoa học đã chứng minh sữa đậu nành chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na tốt cho sức khỏe của trẻ em và người lớn. Trong 100ml sữa đậu nành (100g đậu/lít) cung cấp 28kcalo, 3,1g chất đạm (protein), 1,6g chất béo, 0,4g gluxit, 18mg canxi, 1,2mg sắt cùng nhiều vitamin và chất khoáng khác. Đạm trong sữa đậu nành cũng chứa đầy đủ các acid amin cần thiết, chất béo trong đậu nành chứa nhiều acid béo chưa no rất tốt cho sức khỏe.
Sữa đậu nành là thực phẩm tuy có chứa estrogen thực vật nhưng hoạt lực của nó không đủ mạnh để khiến bé gái dậy thì sớm. Do đó, việc bé gái uống sữa đậu nành thường xuyên dễ dậy thì sớm là chuyện không có cơ sở khoa học. Cha mẹ hoàn toàn có thể cho con uống sữa đậu nành với lượng thích hợp (300-500ml mỗi ngày) miễn là sữa đậu nành được làm nguyên chất, nguyên liệu sạch sẽ, không chứa chất bảo quản, phẩm màu...
Những lưu ý để hạn chế nguy cơ dậy thì sớm?
Một số biện pháp có thể giúp hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:
- Cho trẻ ăn uống cân đối, sử dụng vừa đủ đạm động vật.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục để tránh tình trạng thừa cân và béo phì.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh nhiều rau củ, quả để bổ sung vi chất và nên giảm đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Ưu tiên dùng các sản phẩm từ hữu cơ.
- Tránh dùng đồ có chứa chất BPa phthalate ví dụ như đồ nhựa tái chế.
- Đi khám và tư vấn sớm nếu như trẻ có các dấu hiệu của dậy thì sớm ở cả trẻ nam và nữ.