Bệnh viêm quanh răng nguy hiểm không, phòng tránh như thế nào?

Sức khỏe 26/10/2023 09:58

Bệnh viêm quanh răng nguy hiểm không, phòng tránh như thế nào khi điều trị bệnh này là một phức hợp bao gồm điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ qua nhiều giai đoạn.

Viêm quanh răng là một trong những bệnh thường gặp nhất trong răng miệng. Đặc điểm của bệnh là viêm lợi mãn tính có túi quanh răng.

Trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện lợi sưng đỏ, chảy máu mà không chịu bất kỳ tác động nào, nhiều cao răng trên và dưới lợi, ấn vào túi lợi thấy dịch chảy ra, hơi thở có mùi khó chịu, răng lung lay, tụt lợi hở cổ chân răng, túi lợi bệnh lý. Trên phim X.Quang có hình ảnh tiêu xương ổ răng.

Điều trị viêm quanh răng là một phức hợp bao gồm điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ qua nhiều giai đoạn, điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật...

Việc hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm quanh răng chiếm một vai trò khá quan trọng đưa lại kết quả phục hồi tốt cho bệnh nhân.

Bệnh viêm quanh răng nguy hiểm không, phòng tránh như thế nào? - Ảnh 1

Theo các chuyên gia Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh Viện Bạch Mai, mọi người nên biết cách phòng và chăm sóc bệnh nhân viêm quanh răng. Dưới đây là một số biện pháp dự phòng bệnh:

- Khám răng định kỳ phát hiện các bệnh lý về răng miệng, các yếu tố thuận lợi làm trầm trọng thêm bệnh lý như răng chen chúc, cầu chụp làm sai quy cách.

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng 2 lần/ngày buổi sáng sau khi ăn sáng (sau 15- 30 phút) và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bệnh viêm quanh răng có tính chất mãn tính và cần có thời gian kiểm soát lâu dài, nếu không duy trì vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày, bệnh chẳng những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn, hoặc đã khỏi nhưng lại tái phát trở lại.

Tư vấn lấy cao răng 3 - 6 tháng/1 lần vì cao răng thường là nguyên nhân gây viêm lợi, viêm quanh răng.

Sử dụng thuốc (Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng theo đơn bác sĩ kê). Đây là chỉ định để giải quyết các trường hợp cấp tính

Nước súc miệng : Loại có Chlorhexidine để diệt vi khuẩn vùng quanh răng; Gel kháng sinh; Thuốc kháng sinh toàn thân

- Chế độ ăn uống: Tránh thức ăn cay, quá nóng, thức ăn quá cứng. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin, uống đủ nước.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đối với bệnh nhân có bệnh toàn thân ví dụ như tiểu đường, HIV, các bênh về máu... thường dễ mắc bệnh lý răng miệng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng. Cần phối hợp điều trị với bác sĩ chuyên khoa.

Màu sắc răng tiết lộ tình trạng sức khỏe, 4 dấu hiệu không được chủ quan xem thường

Sẽ thật lý tưởng nếu răng có thể trắng và giữ được suốt đời. Nhưng trên thực tế, có một số nguyên nhân có thể khiến răng bị đổi màu, trong đó màu vàng là màu quen thuộc nhất.

TIN MỚI NHẤT