8 dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương và 6 mẹo đơn giản để tăng cường chức năng gan: Hãy chăm lo cho "nhà máy vạn năng" của cơ thể ngay lúc này!

Sức khỏe 22/07/2021 08:54

Gan được ví như “nhà máy vạn năng” trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho sự sống. Bên cạnh đó, dưỡng gan là nuôi dưỡng sự sống. Vì vậy, duy trì sức khỏe gan là điều rất cần thiết.

Gan là cơ quan trao đổi chất lớn nhất của cơ thể con người, có chức năng loại bỏ độc tố, chuyển hóa protein và phân hủy. Có thể nói gan là cơ quan bận rộn nhất trong cơ thể con người và cũng là cơ quan dễ bị "ốm đau". Do vậy, chăm sóc gan hàng ngày là rất quan trọng.

Sức khỏe thể chất là tiền đề của cách mạng. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn, con người thường bận rộn với công việc và ham vui giải trí mà bỏ qua kho báu của một sức khỏe tốt. Kỳ thực, bình thường để ý một chút, phòng bệnh sớm, sức khỏe đều ở quanh ta.

Khi cơ thể có những biểu hiện này, hãy cảnh giác gan bị tổn thương cần được chăm sóc

8 dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương và 6 mẹo đơn giản để tăng cường chức năng gan: Hãy chăm lo cho 'nhà máy vạn năng' của cơ thể ngay lúc này! - Ảnh 1

Gan không tốt, bạn sẽ ngã trước khi già

Bác sĩ Xa Quân Dũng, Phó Giám đốc Khoa Bệnh gan, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Giang Tô cho biết sức khỏe của gan liên quan mật thiết đến sức khỏe của cơ thể con người, một khi gan không tốt thì các cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đầu đến chân sẽ có tín hiệu.

1. Tóc bạc sớm, rụng tóc và gàu nhiều

Khi gan không đủ máu để nuôi dưỡng tóc, tóc sẽ bị khô, gãy và bạc. Nóng gan cũng có thể khiến nhiều gàu.

2. Mất ngủ

Nhiều người ngủ không ngon, chất lượng giấc ngủ kém, hay mơ màng, bơ phờ khi thức dậy có liên quan mật thiết đến gan.

3. Nước da có màu xanh lam, vàng và xỉn màu

Khi cơ thể có quá nhiều chất độc, khả năng giải độc và lọc máu của gan sẽ giảm đi, da sẽ xanh, vàng và xỉn màu.

4. Giảm thị lực

Kinh lạc của gan đi lên mắt, vì vậy thị lực phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của máu ở gan. Nếu huyết của gan không đủ thì mắt sẽ bị khô, thậm chí xuất hiện các triệu chứng giảm thị lực, mờ mắt, đau mắt... Ngoài ra, những người bị kích ứng gan quá mức có thể bị đỏ mắt và lẹo mắt.

5. Móng tay thô ráp

Y học Trung Quốc tin rằng "gan chi phối gân cốt." Móng là bộ phận thuộc "gân" nên khi chất độc tích tụ trong gan sẽ có tín hiệu rõ ràng trên móng. Nếu gan đủ máu thì móng tay sẽ dai và sáng, hồng hào và bóng, nếu không đủ máu thì móng tay sẽ mềm và mỏng, dễ gãy và biến dạng.

6. Rối loạn kinh nguyệt

Gan có nhiệm vụ lưu trữ máu. Gan không đủ máu ở phụ nữ có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như kinh nguyệt kéo dài, chậm kinh và lượng kinh nguyệt ra ít.

7. Chán ăn

Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể con người, người có chức năng gan kém thì chức năng tiêu hóa kém hơn người bình thường nên sẽ chán ăn, đầy bụng sau khi ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, triệu chứng đau bụng, phân nhờn hoặc táo bón...

8. Miệng đắng và có mùi hôi

Khô miệng, đắng miệng, hôi miệng là do chức năng giải độc và thải độc của gan đang bị tổn thương dẫn đến tích tụ các chất độc trong cơ thể. Lâu ngày biểu hiện thành chứng hôi miệng và luôn cảm giác đắng ở lưỡi.

Tránh xa bốn loại thực phẩm âm thầm đầu độc gan

8 dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương và 6 mẹo đơn giản để tăng cường chức năng gan: Hãy chăm lo cho 'nhà máy vạn năng' của cơ thể ngay lúc này! - Ảnh 2

Thức ăn nhiều chất béo

Ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, khiến mỡ tích tụ trong gan hình thành gan nhiễm mỡ. Hãy hạn chế ăn các món chiên, rán, thay vào đó chế biến thực phẩm bằng cách hấp, luộc, hầm... để giảm áp lực cho gan. Các sản phẩm thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói cũng có nhiều chất béo. Vì vậy, hãy ăn càng ít càng tốt.

Thực phẩm bị mốc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm bị mốc thường bị nhiễm nấm mốc và sản sinh ra độc tố nấm mốc gây ung thư (như aflatoxin). Đây là chất có hại cho gan nhất và dễ gây ung thư gan. Các loại thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc nhất là lạc, ngô, gạo.

Một số người tiết kiệm thường loại bỏ những phần bị mốc của thực phẩm như bánh mì và trái cây và tiếp tục ăn phần còn lại. Cách làm này không được khuyến khích vì độc tố tế bào sinh ra từ nấm mốc sẽ lan truyền trong thực phẩm và rất khó ước tính mức độ sự lây lan bằng mắt thường.

Rượu

Sau khi rượu vào cơ thể người, chỉ 10% được đào thải qua đường tiêu hóa, còn 90% được chuyển hóa tại gan. Thành phần chính của rượu là ethanol, chất này sau khi vào tế bào gan sẽ bị oxy hóa thành acetaldehyde. Cả ethanol và acetaldehyde đều có độc tính kích thích trực tiếp và làm tổn thương tế bào gan, có thể gây thoái hóa mỡ, thậm chí hoại tử tế bào gan. Do đó, uống nhiều rượu bia lâu dài có thể gây ra bệnh gan.

Thức ăn chưa nấu chín

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tôm, hàu sống và động vật có vỏ chưa chế biến chín thường mang ký sinh trùng như vi khuẩn và sán lá gan, dễ gây viêm dạ dày ruột cấp tính và kiết lỵ. Ngoài ra, nó còn có thể dẫn đến các bệnh về gan. Rất khó nhận biết ký sinh trùng trong thực phẩm bằng mắt thường, cách đơn giản nhất là nấu chín thực phẩm rồi ăn.

Những hành vi làm tổn thương gan

8 dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương và 6 mẹo đơn giản để tăng cường chức năng gan: Hãy chăm lo cho 'nhà máy vạn năng' của cơ thể ngay lúc này! - Ảnh 3

Đặng Hòa Quân, Giám đốc Khoa Ung thư Gan Mật và Tụy, Bệnh viện Ung thư Trùng Khánh cho biết: Ăn quá no, thiếu ngủ, uống rượu quá nhiều, lạm dụng thuốc,… là những "sát thủ giết chết" lá gan của bạn. Đồng thời, những hành vi này có thể khiến gan bị tổn thương theo thời gian gây ra nhiều bệnh về gan và thậm chí phát triển thành ung thư gan.

Cách tốt nhất để yêu lá gan và bảo vệ lá gan là hình thành thói quen sinh hoạt tốt, ít hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya, tập thể dục nhiều hơn và đến bệnh viện khám gan định kỳ để phát hiện sớm và điều trị sớm.

6 mẹo để tăng cường chức năng gan

8 dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương và 6 mẹo đơn giản để tăng cường chức năng gan: Hãy chăm lo cho 'nhà máy vạn năng' của cơ thể ngay lúc này! - Ảnh 4

1. Uống thêm nước chanh

Nước giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đào thải các tạp chất và chất độc ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho gan. Uống một cốc nước ấm mỗi ngày sau khi ngủ dậy, nó có thể đánh thức các chức năng của cơ thể. Tiến sĩ Peter Kramer, chuyên gia về bệnh gan người Mỹ gợi ý: Bạn có thể thử thêm chanh vào nước, tính axit của chanh có thể thúc đẩy gan sản xuất mật, có lợi cho quá trình giải độc của cơ thể. Mỗi ngày uống 8 - 10 cốc, mỗi lần 300 ml.

2. Ăn bắp cải tím thường xuyên

Các loại rau họ cải bao gồm củ cải đường, củ cải, bắp cải, bắp cải tím, hoặc các loại rau có chứa lưu huỳnh như hành, tỏi và súp lơ, có thể tăng cường chức năng giải độc của cơ thể. Ăn rau họ cải mỗi ngày có thể tăng cường chức năng giải độc của gan.

4. Tránh xa rượu và thuốc giảm đau

Rượu bia vô cùng bất lợi cho chức năng gan. Người bị tổn thương gan phải bỏ rượu. Ngoài ra, nhiều người thường tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi không khỏe, nhưng những loại thuốc này có thể chứa acetaminophen, sau khi chuyển hóa qua gan sẽ sinh ra một số chất chuyển hóa độc hại, gây hại cho gan.

5. Trà bảo vệ gan tự làm

Nghệ và bồ công anh đều là dược phẩm giúp làm sạch và bảo vệ gan. Hãy thử uống 45 mg nghệ, 400 mg chiết xuất bồ công anh mỗi ngày để nuôi dưỡng "nhà máy vạn năng". Bạn cũng có thể ngâm rễ cây bồ công anh tươi trong nước sôi thay cho trà, nhưng phải đảm bảo rằng chúng không bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu hóa học.

Tổng hợp theo People.cn và Xinhuanet

Mắt có mối quan hệ mật thiết với gan, nếu có 3 biểu hiện ở mắt, cần phải đi kiểm tra gan kịp thời

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, giúp duy trì hoạt động bình thường của các chức năng trong cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất, giải độc, tổng hợp và các chức năng khác.

TIN MỚI NHẤT