Trước đây, đột tử thường gặp ở người già và bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, nhưng hiện nay nó thường xuyên xảy ra ở những người trẻ.
- Ngủ dậy uống 1 cốc nước chanh giúp làm sạch hệ tiêu hóa, chống đột quỵ? SỰ THẬT bác sĩ tiết lộ sẽ giúp bạn biết cách dùng cho đúng
- Nghiên cứu mới chỉ ra âm thanh báo thức buổi sáng có thể làm tăng huyết áp, gây đau tim, đột quỵ
Theo trang Medical News Today, hội chứng đội tử (SDS) là một thuật ngữ rộng có thể mô tả bất kỳ cái chết đột ngột, bất ngờ nào do nguyên nhân tự nhiên. Đây không phải là một tình trạng hoặc chuẩn đoán chính thức và không nhất thiết chỉ ra một tình trạng bệnh lý cụ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng độ tử nhưng những thói quen sinh hoạt xấu hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong số đó. Vậy những hành vi nào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có thể dễ dàng dẫn đến đột tử? Dưới đây là 5 thói quen xấu dễ gây đột tử mà nhiều người mắc nhất.
1. Thường xuyên thức khuya không nghỉ ngơi
Nhiều người thường thức khuya không nghỉ ngơi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt đối với những người làm việc trong ngành công nghệ thông tin, bác sĩ, thiết kế, biên kịch...
Việc thức khuya kéo dài, cơ thể nghỉ ngơi không đủ sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, nhất là với người mất ngủ, thường xuyên thiếu ngủ sẽ làm tăng khả năng đột tử do thức khuya. Đột tử do tim là nguyên nhân phổ biến nhất trong các loại hội chứng đột tử.
2. Tâm trạng chán nản và căng thẳng quá mức
Ngày nay, với sự tăng tốc của nhịp sống, đặc biệt là ở giới trẻ, áp lực cuộc sống và công việc của nhiều người ngày càng gia tăng khiến tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, dẫn đến ngủ không đủ giấc, tinh thần chán nản mệt mỏi.
Thực tế, việc chịu đựng áp lực tinh thần trong thời gian dài sẽ không chỉ tác động xấu đến não mà còn làm tăng gánh nặng cho tim. Mạch máu não và tim chịu áp lực đến một mức độ nhất định, nếu không còn có thể chịu đựng được nữa sẽ xảy ra tình trạng đột quỵ, đột tử.
3. Vận động quá mạnh
Tập thể dục có thể cải thiện thể chất của con người và làm cho họ khỏe mạnh hơn, nhưng điều này chỉ đúng khi bạn thực hiện nó với tần suất và cường độ vừa phải.
Tần suất hoặc cường độ tập quá dày đặc, quá nặng và cách tập sau sẽ khiến cơ thể chúng ta ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là khi con người mệt mỏi, việc ép buộc cơ thể tập thể dục là một gánh nặng lớn. Khi việc tập luyện gây áp lực lên cơ thể vượt quá giới hạn chịu đựng của nó thì hội chứng đột tử rất có thể sẽ tìm đến bạn.
4. Cảm xúc lo lắng, cáu kỉnh và trầm cảm
Trong cuộc sống hàng ngày, lo lắng kéo dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ đột tử, nhiều người bỏ qua tình trạng này. Thực tế thời cổ đại đã từng xảy ra rất nhiều trường hợp như vậy, trầm cảm và lo lắng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hao năng lượng của cơ thể con người.
Đồng thời, nó cũng khiến quá trình trao đổi chất tuần hoàn bên trong bị trì trệ, từ đó gây ra tổn thương cho tim, theo thời gian, nguy cơ đột tử sẽ tăng lên.
5. Ăn quá nhiều và ăn uống thất thường
Do nhịp sống hối hả, nhiều người có chế độ ăn uống không đều đặn, thường không ăn đủ ba bữa một ngày, năng lượng cần thiết trong cơ thể không thể được bổ sung kịp thời. Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ giống như một chiếc máy tính, thiếu điện trầm trọng sẽ tự động "sập nguồn", nhưng điều khác là chúng ta không chắc rằng có thể tỉnh lại được nữa hay không.
Vì vậy, để có được một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta nên dành cho mình đủ thời gian để bổ sung năng lượng kịp thời bằng chế độ ăn uống hợp lý, đều đặn và đầy đủ dinh dưỡng.
Nguồn và ảnh: Panda Medicine