Buổi sáng thường là thời điểm mà huyết áp có nhiều biến động nhất. Do đó, sau khi ngủ dậy, nếu cơ thể bạn xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây thì cần cảnh giác.
- Người phụ nữ bất ngờ tỉnh dậy sau khi được tuyên bố đã qua đời
- Chữa ung thư theo phương pháp thực dưỡng, người phụ nữ suy kiệt, khiến bác sĩ lắc đầu vì không còn hi vọng
Hiện nay, cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm và có số người mắc rất cao. Khi bạn vừa bị cao huyết áp lại vừa có sẵn các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, mạch máu não, bệnh thận… thì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ và tử vong.
Buổi sáng thường là thời điểm mà huyết áp có nhiều biến động nhất. Do đó, sau khi ngủ dậy, nếu cơ thể bạn xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây thì cần cảnh giác về nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.
4 dấu hiệu cảnh báo huyết áp tăng cao
1. Đau đầu
Huyết áp tăng cao khiến mạch máu giãn nở và hình thành các cơn co lại bất thường. Đồng thời, mạch máu não thay đổi sẽ gây áp lực của dòng máu lên thành mạch, gây đau đớn ở vùng đầu.
Tình trạng này biểu hiện rõ rệt vào sáng sớm. Sau khi ăn sáng và rửa mặt, các cơn đau đầu sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Trường hợp nặng, đau đầu sẽ kết hợp với cảm giác buồn nôn và nôn.
2. Ù tai
Ù tai là triệu chứng điển hình của bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân là do ở vùng tai người, mạch máu tập trung dày đặc. Khi huyết áp tăng cao, mạch máu trong tai không được cung cấp đủ máu sẽ gây hiện tượng ù tai.
3. Chóng mặt
Vào 6 – 9 giờ sáng, huyết áp dao động dẫn đến chóng mặt do thiếu oxy lên não. Do đó, đỉnh huyết áp đầu tiên trong ngày cũng thường rơi vào thời điểm này.
Người bệnh huyết áp cao nếu thức dậy vào khoảng thời gian này sẽ có cảm giác chóng mặt. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tránh thức dậy quá nhanh, mà nên nằm trên giường thêm 3-5 phút để không làm tăng huyết áp.
4. Tê tay chân
Thiếu máu cục bộ và thiếu oxy là nguyên nhân khởi phát của chứng tê tay chân. Vào sáng sớm, máu ở tay và chân thường lưu thông kém do đó tình trạng tê tay chân sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Một cách giải thích khác cho chứng tê tay chân vào sáng sớm, đó là trong quá trình ngủ vào ban đêm, huyết áp tăng cao kết hợp với tư thế nằm ngủ sai cách, từ đó gây tê ở vùng tay và chân.
Không nên làm 2 việc sau:
1. Rời khỏi giường đột ngột
Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3h sáng, sau đó tăng dần lên và tăng nhanh khi thức dậy. Vì vậy, việc rời giường quá nhanh, vội vàng vào buổi sáng có thể làm tăng áp lực máu, tăng nhịp tim và tăng huyết áp đột ngột. Đặc biệt đối các trường hợp người bệnh có tiền sử xơ cứng động mạch. Nguyên nhân là do việc thay đổi tư thế đột ngột làm lượng máu cung cấp về não không kịp, dễ gây ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.
Chuyên gia y tế kiến nghị, vào buổi sáng, khi thức dậy, nên nằm tại chỗ, xoa mặt, tai và vùng đầu mặt cổ cho ấm lên, rồi vận động co duỗi tay chân trong vòng 5 đến 10 phút rồi mới ra khỏi gường. Khi dậy cũng nên từ từ nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi và huyết áp có thời gian ổn định, tránh tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
2. Tập thể dục quá sớm
Nhiều người cao huyết áp vẫn duy trì thói quen tập thể dục vào sáng sớm, khoảng 5h – 5h30 sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, đây là thời điểm đang có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ bên ngoài so với nhiệt độ trong phòng ngủ, nhất là vào mùa lạnh. Cơ thể đột ngột bị nhiễm lạnh sẽ xảy ra các phản ứng: mạch máu bị co lại, máu lưu thông kém… khiến cho huyết áp buổi sáng vốn đã cao lại càng tăng cao nhanh hơn, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ
Chuyên gia cũng khuyến nghị, thời điểm tốt nhất để tập thể dục là khi mặt trời đã mọc và có sự điều chỉnh theo sự thay đổi của thời tiết các mùa: khoảng từ 6h– 6h30 đối với ngày mùa hè và 7h– 7h30 ngày mùa đông.