Hiện nay cây cà gai leo là loại cây được nhiều người ưa thích và tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được công dụng cụ thể của cây thuốc này. Tham khảo chi tiết tác dụng của cà gai leo sau đây để có thêm những kiến thức cần thiết cho bản thân.
- Khám phá công dụng tuyệt vời của cây tía tô
- Bé gái co giật, chảy nước dãi không ngừng sau khi cắn lá của cây cảnh nhiều nhà cũng có
Mục lục
- Cây cà gai leo là cây gì?
- cà gai leo có tác dụng gì
- Cà gai leo có tác dụng phụ không?
- Một số bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo là cây gì?
Cây cà gai leo hay còn có tên gọi khác là cà cườm; cà vạnh; cà quánh; cà quýnh. Cây thuộc họ cà ( Solanaceae) có tên khoa học là Solanum Procumbens Lour hoặc Solanum Hainanense.
Cây cà gai leo mọc ở đâu? Từ lâu, cây cà leo là loại cây không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Thuộc họ nhà cà, tuy nhiên cây mọc hoang nhiều chứ không được trồng và chăm bón như những cây cà khác, có mặt ở khắp nơi và phù hợp với những vùng có khí hậu nóng.
Cây thường xuất hiện ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở nước ta, từ các tỉnh miền Bắc cho tới Huế và một số tỉnh miền Trung khác là nơi mà cà gai leo mọc hoang khá nhiều.
Đặc điểm của cây:
Cây có thân nhỏ, dài khoảng một mét, phân thành nhiều cành và có nhiều gai cong màu vàng. Lá hình bầu dục hay thuôn, mọc so le, màu xanh sẫm ở mặt trên và, mặt dưới nhạt, phủ lông tơ màu trắng. Cả hai mặt lá đều mọc gai ở gân chính, nhất là ở mặt trên.
Quả mọng, hình cầu nhẵn, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng. Hoa màu trắng từ 4 tới 5 cánh.
Những bộ phận như rễ, dây được dùng để làm thuốc. Trong rễ cây có chứa thành phần hóa học chính gồm có alcaloid, flavonoid, tinh bột; trong dây có chứa alcaloid. Có thể thu hái rễ, cành lá và cả quanh năm. Dùng tươi hoặc xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô.
cà gai leo có tác dụng gì
Toàn cây, nhất là trong phần rễ có chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid. Cụ thể tác dụng của cà gai leo trị bệnh như sau:
- Hỗ trợ điều trị bệnh về gan
Việt Nam là nước có tỷ lệ bệnh nhân ung thư gan đứng thứ 2 thế giới. Gan suy yếu sẽ dẫn đến suy giảm khả năng giải độc, gia tăng nồng độ chất độc trong cơ thể và dẫn đến một số bệnh như mỡ máu, tiểu đường, ung thư, hôn mê gan, giảm trí nhớ, sạm da, nám da …
Tuy rằng gan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người nhưng lại ít được chăm sóc, bảo vệ đúng cách. Hiện nay, có đến hàng triệu người vẫn dùng rượu và thuốc lá cùng những chất độc hại gây tàn phá gan trầm trọng. Một khi các tế bào gan không được bảo vệ sẽ dẫn đến ung thư gan và xơ gan.
Cà gai leo chữa bệnh gì? Chữa bệnh gan hiệu quả là công dụng của thảo dược này được nhiều người biết đến.
Sở dĩ cây cà gai leo chữa bệnh gan hiệu quả là nhờ các hoạt chất chiết xuất có khả năng chống viêm và và tác dụng antioxidant rất tốt (dạng chiết và dạng toàn phần Glycoalcaloid ). Dùng cây cà leo sẽ giúp các cơn đau giảm rõ rệt, đồng thời giảm các triệu chứng của bệnh như: mệt mỏi, vàng da, đau tức sườn bên phải…
Đặc biệt giúp điều trị cho bệnh nhân viêm gan B mang đến kết quả rất khả thi. Cà gai leo có tác dụng chống viêm do vết thương hở, giúp ức chế sự sao chép & làm âm tính virus viêm gan B.
Đồng thời, giúp tránh sự xâm nhập của các yếu tố độc hại. Ngăn chặn quá trình thoái hóa mỡ và chảy máu trong gan. Ức chế sự phát triển xơ gan, thu nhỏ các khối u trên gan, chống viêm và bảo vệ gan toàn phần.
Bên cạnh đó, nó cũng có thể ngăn chặn tế bào gây ra ung thư gan.
Cây thuốc nam này được dùng để bào chế ra các bài thuốc chữa các bệnh như: chữa viêm gan đặc biệt là bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động, phong thấp, trị ho hay dị ứng đau răng và đau nhức xương khớp …
Để có thể phát huy công dụng trên, bạn có thể tham khảo cách sử dụng cây cà gai leo như sau: Cho 50gr cà gai leo vào ấm, đun sôi với 1,2 lít nước trong 20 phút. Dùng nước sắc uống thay nước trong ngày. Cách 2 tuần sau, bạn đi đến các cơ sở y tế kiểm tra lại các chỉ số về gan.
- Giải rượu và chống say rượu cực kì tốt
Cà gai leo có tác dụng gì? Theo dân gian, dùng cà gai leo là cách để chữa ngộ độc rượu rất tốt. Thậm chí, chỉ cần chà răng hoặc nhấm một chút rễ thôi cũng đủ giúp tránh được say. Còn nếu đã say rượu rồi, chỉ cần uống nước sắc của rễ hoặc thân lá thì sẽ nhanh chóng tỉnh rượu
Cách sử dụng:
Dùng 100 gram cà gai leo khô sắc cùng với 400 ml nước. Đun cho đến khi còn 150ml, uống lúc thuốc còn ấm. Hoặc dùng 50 gram rễ, lá, thân cà gai khô hãm cùng nước sôi. Dùng nước này cho người say rượu uống để nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt cho tế bào gan.
- Một số căn bệnh khác
Theo Đông y, cây cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, hơi có độc. Một số công dụng trị bệnh của cây cà gai leo có thể kể đến như:
- Chuyên trị vết thương do rắn cắn (giúp sơ cứu tạm thời chứ không ngăn chặn nhiễm độc), tác dụng cầm máu và giảm đau rất hiệu quả.
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
- Trị cảm cúm, trị ho, làm dịu làn da bị dị ứng.
- Giảm các chứng đau lưng, đau nhức xương, phong thấp, ho gà, suyễn
- Chữa ho do viêm họng
- Chữa đau răng
- Giải độc gan, làm đẹp da
- Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống dễ tiêu, chống đầy hơi, khó chịu.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Cà gai leo có tác dụng phụ không?
Kết quả nhiều thí nghiệm cho thấy, dùng cà gai leo rất an toàn, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Do đó, đây là cây thuốc nam đã được tin tưởng và hoàn toàn được khuyến khích sử dụng.
Đã có nhiều người dùng nó để chữa bệnh. Tuy nhiên, tốt hơn hết đó là cần có sự tìm hiểu cặn kẽ thông tin để dùng đúng cách và yên tâm hơn khi sử dụng. Nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín về thảo dược để có thể được chăm sóc, tư vấn tận tình khi mua sản phẩm.
Đồng thời, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện. Chọn những thực phẩm thích hợp với cơ thể, hạn chế uống rượu bia. Mỗi ngày dành thời gian cho các bộ môn như chạy bộ, bơi lội, yoga… Thường xuyên thư giãn và luyện tập như thế nào để cơ thể thoải mái nhất.
Một số bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
- Trị rắn cắn
Sử dụng 30-50 gram rễ cà gai leo tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ. Đem đun sôi cùng khoảng 200ml nước đun sôi để nguội. Dùng nước chiết cho người bị rắn cắn uống tức thì. Mỗi ngày uống 2 lần, sau 3 tới 5 ngày thì sẽ khỏi hẳn.
- Trị cảm cúm
Khi bị cảm cúm, bạn không cần dùng thuốc, chỉ cần lấy 16-20g rễ cà gai dây leo đem sắc với nước, uống như nước bình thường, uống mỗi ngày sẽ nhanh bớt hơn.
- Hỗ trợ điều trị phong thấp
Chuẩn bị các vị thuốc gồm rễ cây cà gai, vỏ chân chim, dây đau xương, rễ cỏ xước, rễ tầm Xuân, dây mẩu mỗi vị khoảng 20 gram. Đem sắc uống hàng ngày.
- Hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan, chống tế bào gây ung thư
Chuẩn bị khoảng 30 gram thân, rễ, lá cây cà leo gai,cây dừa cạn 10gam, cây chó đẻ răng cưa 10 gram. Đem tất cả sao vàng và sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
>>> Xem thêm:
- Uống cà gai leo nhiều có hại không và cách sử dụng cà gai leo hiệu quả
- Hỗ trợ điều trị ho, ho gà
Khi bị ho gà, ho lâu ngày, bạn có thể áp dụng bài thuốc: 10 gram rễ cà gai leo, lá chanh 30 gram đem rửa sạch, cho vào ấm đất đun với 200ml nước. Đem sắc uống chia thành 2 lần/ngày. Sau chừng 3 – 4 ngày sẽ thấy bệnh giảm đi nhanh chóng.
- Hỗ trợ điều trị sưng mộng răng
Sưng mộng răng khiến bạn khó chịu, đau nhức thường xuyên và khó khăn trong việc ăn uống. Để điều trị hiệu quả, bạn có thể lấy 4g hạt cà gai leo, tán nhỏ.
Số bột thu được cho vào đồ đồng và đem trộn chung với một ít sáp mật ong. Đốt lấy khói rồi đem xông vào chân răng. Hiệu quả rất nhanh chóng, bệnh sẽ thuyên giảm ngay.
Cà gai leo là cây thuốc dễ tìm, có nhiều tiềm năng trong việc điều trị được rất nhiều bệnh. Với rất nhiều những hiệu quả mang đến cho sức khỏe con người, hiện nay loại thảo dược này đang được rất nhiều chuyên gia hàng đầu ngành y nghiên cứu và đưa vào sử dụng một cách rộng rãi hơn.
Khi tận dụng thảo dược cà gai leo, bạn sẽ nắm bắt cơ hội chữa một vài loại bệnh mà không cần dùng đến thuốc tây. Hi vọng rằng qua bài viết trên bạn đã nắm được tác dụng của cà gai leo và có thể áp dụng ào cuộc sống hằng ngày.