Lời cảnh báo đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 không thể chủ quan!

Mẹ bầu 16/11/2019 16:04

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 hoàn toàn là dấu hiệu bình thường của thai kỳ nhưng hoàn toàn không thể xem nhẹ vì nếu cơn đau bụng đột ngột tăng dữ dội thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao.

Trong thai kỳ thì hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 là tình trạng rất bình thường, xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người. Nhưng, đau bụng khi mang thai tháng thứ hai nếu lơ là để biến chứng xảy ra đột ngột thì khả năng nguy hiểm cho thai nhi không lường trước được.

dau bung khi mang thai thang thu 2
Bầu 2 tháng bị đau bụng có nguy hiểm không?
  1. Bầu 2 tháng hay bị đau bụng có nguy hiểm không?

Bầu 2 tháng bị đau bụng có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có. Khi chỉ xuất hiện đau bụng lâm râm khi mang thai tháng thứ 2 thì có thể là phản ứng thông thường của cơ thể bị thay đổi khi có một sinh linh mới khai hoa nở nhụy.

Tuy nhiên, khi phát hiện sự bất thường với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội kè theo máu đen lợn cợn như bã cà phê, hay bị buồn nôn, đi ngoài gây ra choáng váng mệt mỏi và đôi khi là chảy máu trong, ngất xỉu thì lập tức đến bác sĩ ngay để kiểm tra vì khả năng bạn đang mang thai ngoài tử cung đấy!

Nguy hiểm hơn nữa là cơn đau bụng kéo dài từng cơn, tăng dần lại và khoảng cách các cơn đau cang về sau càng dồn dập rồi đột ngột biến mất. Và máu tươi lẫn máu cục xuất hiện là lúc cơn đau bụng biến mất và thai nhi đã bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Điều này đồng nghĩa với bạn đã bị sẩy thai.

  1. Nguyên nhân bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

    dau bung khi mang thai thang thu 2
    Nguyên nhân bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

Ngoại trừ trường hợp nguy hiểm trên thì bị đau bụng mang thai tháng thứ 2 đều không đáng lo ngại. Cơn đau diễn ra thường là bắt đầu từ vùng rốn xuống đến xương mu, đặc tính cơn đau có thể đau bụng râm râm, hoặc đau bụng từng cơn…Và thông thường, nguyên nhân đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng thứ 2 thường đến từ:

Ốm nghén

Trong 2 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết chị em đều trải qua cảm giác ốm nghén tùy vào mức độ và cơ địa của từng cá nhân. Khi nôn mửa, mệt mỏi sẽ kèm theo cảm giác đau tức vùng bụng dưới. Nhưng đây là hiện tượng rất bình thường, không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Kích thước tử cung to hơn

Bước sang tháng thứ 2 thì kích thước tử cung cũng giãn nở to dần ra theo kích cỡ của thai nhi. Khi tử cung bị kéo giãn ra đồng nghĩa với các mô cứng và dây chằng phải thay đổi kích thước để hỗ trợ tử cung phát triển.

Khi mang thai, bà bầu hay bị đau lưng cũng một phần do nguyên nhân này. Khi tử cung phát triển sẽ có xu hướng nghiêng về bên phải gây ra các chứng đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 và đau lưng khiến mẹ bầu mệt mỏi.

Chuột rút khi mang thai

dau bung khi mang thai thang thu 2
Chuột rút là một trong các nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

Đi cùng với tử cung giãn nở thì vùng xương chậu và vùng bụng cũng dần thay đổi kích thước lớn hơn để trợ giúp cho quá trình thai kỳ cho đến khi sinh nở, điều này cũng khiến mẹ bầu gặp phải hiện tượng chuột rút hoặc đau cơ. Hầu hết chị em nhầm lẫn cảm giác đau do chuột rút hay giãn cơ là các cơn đau bụng.

Ho khi mang thai

Các triệu chứng ho khi mang thai xuất hiện khi sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm nhất là vào thời điểm giao mùa hay mùa lạnh thì các mẹ sẽ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, cúm, cảm lạnh...Khi ho thường xuyên, mẹ bầu dễ bị co thắt vùng bụng nên có cảm giác đau bụng âm ỉ.

Rối loạn tiêu hóa

Sự thay đổi của các hormone thai kỳ có thể khiến một số mẹ bầu bị nhiễm khuẩn gây ra các bệnh về đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa và xảy ra táo bón, tiêu chảy thường xuyên. Đau bụng khi mang thai cũng xuất phát từ đó. Giải pháp là các mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày phù hợp.

  1. Mẹ bầu cần làm gì mang thai tháng thứ 2 bị đau bụng?

    dau bung khi mang thai thang thu 2
    Mẹ bầu cần kiêng cữ quan hệ vợ chồng khi có hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

Khi cơn đau bụng dần chuyển sang dữ dội và liên tục kèm theo ra máu ở âm đạo thì rất tiếc là thai nhi đang gặp nguy cơ sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Đối với tình huống này thì các mẹ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay lập tức để thăm khám và điều trị đúng hướng, giảm cơn đau bụng và giữ thai kịp thời.

Khi còn cứu vãn được tình hình thì mẹ cần hết sức lưu ý nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, cùng với sự chăm sóc và ăn uống phù hợp, giữ tinh thần thoải mái, từ đó việc điều trị mới mang lại kết quả tốt.

Đối với các tình huống còn lại thì các mẹ có thể an tâm, đó là dấu hiệu thông thường khi mang thai, không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm thiểu mệt mỏi, căng thẳng cho các mẹ thì chúng tôi có một vài gợi ý sau:

- Thư giãn tinh thần, nằm nghỉ ngơi một lúc. Tốt nhất nên nằm nghiêng về một bên ngược với bên bụng bị đau, co chân ở bên bị đau lên cao.

- Chườm nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.

- Nhanh chóng nhập viện khi thấy cơn đau bụng không thuyên giảm, mức độ đau càng ngày càng nặng kèm theo chảy máu âm đạo, nôn, sốt cao.

Đa số các cơn đau bụng thông thường sẽ biến mất sau vài phút nếu mẹ bầu được thư giãn, nghỉ ngơi.

dau bung khi mang thai thang thu 2
Đau lưng và đau bụng là các triệu chứng thông thường khi mang thai tháng thứ hai, các mẹ cần lưu ý 

Ngoài ra, để tránh hiện tượng đau bụng trong thai kỳ, chị em cần lưu ý:

- Tránh mang vác bê vật nặng, với cao, đi giày cao gót.

- Tránh đứng lên, ngồi xuống đột ngột.

- Giữ ấm cơ thể tránh cảm lạnh, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.

- Có chế độ ăn dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh.

- Hạn chế quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục nhẹ nhàng trong thời gian đầu mang thai.

Đau bụng thai kỳ bình thường ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động. Mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, hay những lúc ngồi xổm hoặc khi đứng dậy. Không những thế, cơn đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi và biến mất khi mẹ nghỉ ngơi.

Ngoài việc đau bụng khi mang thai có nguyên nhân ngoài lề các mẹ cần lưu tâm là có thể liên quan đến sản phụ khoa. Các bệnh lý khác có thể là bệnh về đường tiêu hóa, tiết niệu, nhiễm trùng tiểu, mẹ bị viêm ruột thừa, mẹ bị sỏi thận.

Bệnh phụ khoa gặp phải khi mang thai cũng không nên lơ là vì các lậu cầu khuẩn sẽ lây nhiễm cho em bé trong quá trình sinh từ ngã âm đạo. Nếu không điều trị dứt điểm có thể tác động không tốt tới thai nhi như tăng nguy cơ sinh non lên đến 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối và trẻ sau khi sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân.

Mách mẹ một vài phương pháp phòng tránh bệnh phụ khoa khi mang thai bao gồm:

- Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách ở vùng kín. Không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
- Chọn đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt.
- Tránh dùng các dung dịch, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
- Ăn nhiều sữa chua có công dụng ngăn ngừa viêm âm đạo rất hiệu quả.
- Hạn chế ăn đường, nhiều đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo.
- Khi bị viêm phụ khoa cần tránh quan hệ vợ chồng.

dau bung khi mang thai thang thu 2
Đau bụng kèm ói mửa và ra máu vùng âm đạo báo hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm

Hy vọng rằng chia sẻ của chúng tôi về đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 sẽ là một hành trang hữu ích cho những ai sắp và đang nuôi dưỡng một thiên thần nhỏ trong cơ thể.

3 lý do “then chốt” tại sao bà bầu không được ngồi xổm

Nếu bạn đang thắc mắc ngồi xổm có tốt cho bà bầu không, thì 3 lý do tại sao bà bầu không được ngồi xổm sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này thật khoa học.

TIN MỚI NHẤT