Các nghi lễ chính thức trong ngày giỗ tổ Hùng Vương

Đời sống 21/02/2019 10:32

Ngày giỗ tổ Hùng Vương không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn mà còn là một dịp quảng bá đến thế giới di sản văn hóa phi vật thể đáng tự hào của dân tộc qua các nghi lễ trong ngày này.

Tại sao cả nước ta lại có ngày giỗ tổ?

Nguồn gốc ngày giỗ tổ Hùng Vương được khởi nguồn từ năm 1470 do vua Lê Thánh Tông khởi xướng với mục đích tưởng nhớ công ơn khai thiên lập quốc của các vị Vua Hùng thời xưa, dựng nên đất nước ta ngày nay. Các nghi lễ trong ngày giỗ tổ Hùng Vương thời đó cũng được tiến hành rất cầu kỳ và chỉn chu.

Thời kỳ đầu, vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông chọn ngày 11 và ngày 13 tháng 3 theo lịch âm để tổ chức ngày giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Hùng. Sau đó đến thời nhà Nguyễn, vua Khải Định mới chọn ngày mùng 10 tháng 3 theo âm lịch là ngày chính thức tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương trên cả nước. Vào ngày này, dân được miễn sưu thuế, không gọi đi lính và cả nước hướng về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng.

Giỗ tổ Hùng Vương được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Giỗ tổ Hùng Vương được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Cho đến tận ngày nay, giỗ tổ Hùng Vương vẫn là một ngày lễ lớn của toàn dân nhắc nhở mọi người con đất Việt ghi nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng và công lao giành giữ độc lập, đẩy lui giặc ngoại xâm của các bậc tiền nhân.

Tục thờ cúng vua Hùng cũng như lễ giỗ tổ Hùng Vương tại Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện tinh thần đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn đáng ngưỡng mộ của dân tộc Việt Nam. Lễ giỗ tổ Hùng Vương cũng là một dịp để người dân Việt Nam quảng bá đến toàn thế giới nét đẹp trong văn hóa của dân tộc đã được lưu giữ từ ngàn đời nay và tiếp tục đến những thế hệ mai sau.

Các nghi lễ truyền thống trong ngày giỗ tổ Hùng Vương

Các nghi thức chính trong ngày giỗ tổ Hùng Vương phải kể đến lễ rước kiệu được toàn dân hưởng ứng, sau đó là màn dâng các lễ vật truyền thống cúng tiến và sau cùng là các hoạt động tập thể như thi gói và nấu bánh chưng, thi giã bánh giầy,... Trong đó, rước kiệu là một nghi lễ cực kỳ quan trọng trong các hoạt động truyền thống của ngày giỗ tổ, thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc từ ngàn đời và với mục đích tri ân tổ tiên, hướng về cội nguồn của dân tộc.

Lễ rước kiệu là một trong những nghi thức chính trong ngày giỗ tổ vua Hùng

Lễ rước kiệu là một trong những nghi thức chính trong ngày giỗ tổ vua Hùng

Lễ rước kiệu trong ngày giỗ tổ Hùng Vương ngày càng được nâng cấp trở nên quy mô và trang nghiêm hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, góp phần đưa lễ giỗ tổ trở thành nét đẹp văn hóa đáng tự hào có thể quảng bá với bạn bè quốc tế.

Đội hình tiến hành rước kiệu thường gồm có các đội sau: Cờ Tổ quốc đi đầu song hành cùng cờ thần; sau đó là các đội Trống, Chiêng, đội cờ hội; tiếp bước là đến các đội bưng tán, lọng, rước bát bửu, rước kiệu; sau đó là đội nhạc, đi theo là Chủ tế và ban tế dẫn theo sau là các vị lãnh đạo; cuối cùng là đến đội ngũ quần chúng.

Các nghi thức thực hiện trong dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày nay được thể hiện sao cho vừa giữ được nét đẹp truyền thống, vừa mang hơi thở hiện đại, tiếp thu những nghi thức mới phù hợp để nâng cấp lên cho chuyên nghiệp hơn mà vẫn đảm bảo được tinh thần và sự trang nghiêm của buổi lễ.

Các lễ vật dâng cúng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương không thể thiếu bánh chưng, bánh dày

Các lễ vật dâng cúng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương không thể thiếu bánh chưng, bánh dày

Ngoài các nghi thức chính, lễ vật dâng cúng trong ngày giỗ tổ cũng hết sức quan trọng và mang ý nghĩa đặc biệt với truyền thống dân tộc. Lễ phẩm cúng tế không thể thiếu bánh chưng, bánh dày, mỗi loại 18 chiếc tượng trưng cho 18 đời vua Hùng của dân tộc. Bánh chưng xanh hình vuông tượng trưng cho đất, cho sự sinh sôi nảy nở của quốc gia. Bánh dày trắng hình tròn tượng trưng cho trời, cho nguyên khí thịnh vượng của đất nước. Bên cạnh bánh chưng, bánh dày thì lễ vật dâng cúng còn cần có hương hoa, trầu quả, bình rượu, xôi, gạo muối, gà trống luộc, thịt lợn đen,...

Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để người dân Việt Nam tưởng nhớ công ơn dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân, nối tiếp đó mà truyền lại cho các thế hệ mai sau phải cố gắng nỗ lực xây dựng đất nước, làm theo đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn dò: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 đi đâu chơi?

Một số gợi ý giúp bạn tìm được địa điểm đi chơi trong 3 ngày nghĩ lễ mùng 10/3, 30/4 và 1/5 sắp tới.

TIN MỚI NHẤT