Ốc là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, rất hợp trong mùa lạnh. Tuy nhiên món ăn này lại có rất nhiều điều cần lưu ý khi ăn để tránh rước bệnh vào thân.
- Kinh ngạc với những lợi ích thần kỳ của đậu bắp mà ít người biết
- Bất ngờ trước công dụng không ngờ của hạt mắc ca mà ít người biết, đã biết thì hãy bổ sung ngay vào bữa ăn!
Ốc là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Về dinh dưỡng, ốc ít chất béo, giàu protein và vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. Mặc dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng trong ốc lại có rất nhiều ký sinh trùng sinh sống có thể gây bệnh cho con người, chẳng hạn như nhiễm giun lươn, sán lá gan (bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn), sán lá ruột, sán máng…
Các bệnh ký sinh trùng từ ốc thường nhắm vào nhiều cơ quan như phổi, gan, mật, ruột, não và thận dẫn đến những đáp ứng miễn dịch quá mức, gây ung thư, suy nội tạng, vô sinh hay thậm chí là tử vong.
Các loài ốc là vật chủ trung gian trong chu kỳ sống của rất nhiều loại ký sinh trùng và chúng sống rất dai, chỉ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Do đó, khâu chế biến ốc rât quan trọng. Cần đảm bảo rằng trước khi chế biến ốc phải được ngâm trong nước gạo, nước chanh, giấm hay ớt để ốc nhả hết những chất bẩn kèm theo một ít sinh vật sống ký sinh. Khi luộc, phải luộc sôi kỹ để tiêu diệt hết những ấu trùng giun sán còn trong ốc. Nhất là khi chúng ta hấp, luộc, xào… hãy chắc chắn ốc đã chín trước khi ăn.
Lưu ý chế biến ốc đúng cách
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), ốc bươu là loại tương đối phổ biến đối với người Việt. Bạn có thể chế biến ốc bươu hấp sả, ốc bươu nhồi thịt hấp xả hoặc cháo ốc bươu, vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe mà lại còn giàu canxi cho trẻ.
Ốc là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ. Bạn hãy ưu tiên cho trẻ ăn ốc luộc nhiều hơn so với các cách chế biến như xào, nướng, ăn tươi… nhằm giữ lại nhiều chất dinh dưỡng quý báu.
Là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng ốc cũng tiềm ẩn một số nguy cơ cho sức khỏe nếu không được chế biến, bổ sung đúng cách.
- Ăn thường xuyên sẽ khiến phản tác dụng
Có tính hàn nên ăn quá nhiều ốc sẽ làm trẻ mất cân bằng dinh dưỡng và thường xuyên bị tiêu chảy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tần suất hợp lý cho trẻ ăn ốc nên là 1-2 bữa trong 1 tuần.
- Kỹ lưỡng hơn trong quá trình chế biến
Ốc là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng đồng thời là nơi trú ngụ của các loài giun sán. Chúng thường ký sinh trên ốc sau đó theo đường ăn uống mà xâm nhập vào cơ thể.
Vì thế, bạn cần lưu ý làm sạch ốc trước khi chế biến. Bạn cũng đừng nên ngâm ốc quá lâu vì nghĩ rằng ngâm càng lâu càng làm sạch ốc. Ngược lại, việc ngâm ốc lâu sẽ vô tình làm chúng bị biến chất dẫn đến chết, làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy.
- Nói không với ốc chết
Ốc chết làm món ăn có mùi hôi, giảm độ ngon miệng. Ngoài ra, chúng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến trẻ thường xuyên đi ngoài hoặc bị đầy bụng, khó chịu.
- Luộc ốc kỹ
Ốc có chứa nhiều giun sán lẫn vi khuẩn vibrio parahaemolyticus. Những ký sinh và vi khuẩn này đều có khả năng kháng nhiệt cao nên bạn cần phải luộc ốc trong nước sôi khoảng 4-5 phút trước khi chế biến xào, nướng… để đảm bảo an toàn khi ăn.
- Không ăn ốc cùng các thực phẩm có vitamin C
Hải sản kết hợp với thực phẩm chứa vitamin C sẽ tạo ra chất độc trong cơ thể. Cụ thể, trẻ sau khi ăn sẽ bị khó tiêu, đau bụng.
Những người không nên ăn ốc
Người đang bị ho, hen suyễn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại Học Tokyo - Nhật Bản, những người bị ho hay hen suyễn khi ăn các loại hải sản như ốc sẽ khiến tình trạng của bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, để tránh tình trạng bệnh thêm nặng nên tránh ăn hải sản để bảo vệ cơ thể được tốt nhất.
Người đang bị dị ứng
Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này hoặc nên sử dụng một lượng nhỏ để quan sát dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.
Người mắc bệnh thận, huyết áp cao
Trong ốc có chứa nhiều natri, khi hàm lượng natri cao sẽ khiến tình trạng bệnh đái tháo đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, đối với những người bị các bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.
Người bị bệnh gout, viêm khớp
Ốc là nguồn cung cấp nhiều chất đạm và canxi. Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh. Do đó, đối với những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.