Trẻ nhỏ bị sặc sữa có nguy hiểm không?

Chăm sóc con 29/05/2020 15:05

Tình trạng trẻ bị sặc sữa khá phổ biến và có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý phù hợp qua bài viết dưới đây.

Khi trẻ bị sặc sữa, sữa tràn vào mũi, phổi, thậm chí sữa có thể chui vào tận các phế nang, làm tắc đường hô hấp hoặc ngăn chặn việc trao đổi khí giữa các phế nang và mao mạch. Sặc sữa nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

tre bi sac sua ảnh 1
Tình trạng trẻ bị sặc sữa khá phổ biến và có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời

1. Biểu hiện của trẻ bị sặc sữa vào phổi hay trẻ bị sặc sữa lên mũi

Bé bị sặc sữa vào phổi hay lên mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ sơ sinh hoặc bú bình. Do đó, các mẹ nên lựa chọn đầu vú cao su phù hợp cho trẻ. Lỗ thông của đầu vú cao su nên vừa phải, không nên đục quá rộng, vì khi lỗ thông to, sữa sẽ chảy nhanh và mạnh hơn, nếu không nuốt kịp dễ dẫn đến tình trạng bé bị sặc sữa lên mũi, thậm chí vào phổi.

tre bi sac sua ảnh 2
Bé bị sặc sữa vào phổi hay lên mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ sơ sinh hoặc bú bình

Một lưu ý là các mẹ nên đục 1-2 lỗ nhỏ ở bên núm vú. Khi tiến hành cho trẻ bú bình, nên nghiêng chai sữa ở góc 45 độ để sữa ngập đầy các lỗ thông. Lúc đó, trẻ sẽ không phải mút nhiều khí, hạn chế tình trạng trẻ bị nôn trớ sau bữa ăn.

Khi cho bé ăn, chị em cần chú ý theo dõi xem sữa có xuống quá nhanh hay quá nhiều không, rồi con bạn có nuốt kịp hết số sữa đó không? Các mẹ cần cho trẻ ăn từ từ, không nên hấp tấp vội vàng, nhất là đối với trường hợp các bé có thể trạng yếu kém, sinh non.

tre bi sac sua ảnh 3
Trẻ bị nôn trớ sau bữa ăn

Với những trẻ từ 3 - 4 tháng tuổi và đã bắt đầu biết tiếp xúc với thế giới bên ngoài thì khả năng trẻ bị sặc sữa vẫn còn có thể xảy ra. Nguyên nhân thường gặp là do các bà mẹ vừa cho con ăn, vừa đùa giỡn, nói chuyện với trẻ khiến bé cười hoặc khóc nên không chú ý đến việc nuốt.

Mẹ nên tránh đùa giỡn với bé khi bé đang uống sữa, vì trẻ chỉ lo nhìn biểu cảm của bạn mà ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, hoặc vừa nuốt vừa ngửa cổ quá cao khiến bé bị sặc sữa lên mũi, nguy hiểm hơn là trẻ bị sặc sữa vào phổi.

Khi con bị ho hoặc khóc lớn, các mẹ ta phải ngừng ngay để không cho sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ. Một vài bé có thói quen vừa bú sữa bình vừa ngủ, điều này rất nguy hiểm, vì khi đó lượng sữa từ bình vẫn chảy vào miệng nhưng trẻ không nuốt. Khi bé thở mạnh, có thể hít sữa lên mũi, dẫn đến tai nạn tắc đường hô hấp.

tre bi sac sua ảnh 4
Mẹ nên tránh đùa giỡn với bé khi bé đang uống sữa, vì trẻ chỉ lo nhìn biểu cảm của bạn mà ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt

Còn với các bé không chịu bú bình, các bà mẹ thường dùng thìa đổ từng muỗng sữa vào miệng để ép bé uống khiến bé không nuốt kịp cũng dễ gây sặc sữa.

Một tin vui là với các bé bú sữa mẹ thì tai biến sặc sữa lên mũi hay xuống phổi lại rất hiếm xảy ra, và thường gặp trong các trường hợp mẹ nhiều sữa mà con lại bú yếu nên sữa xuống nhiều không nuốt kịp dễ gây sặc. Hoặc ban đêm, mẹ vừa nằm ngủ vừa cho bé ngậm vú để trẻ không quấy khóc cũng có thể làm trẻ bị sặc sữa.

2. Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có thể do bệnh lý

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng thường gặp và có thể giảm dần khi cha mẹ đã biết biểu hiện, nguyên nhân là do tác động từ ngoại lực lên ngoài. Tuy nhiên, nếu các bé vẫn bị sặc sữa liên tục và kéo dài thì có thể đó là triệu chứng của một một số bệnh lý như:

Con bạn có vấn đề về đường tiêu hóa, như bộ phận nuốt sữa hay thức ăn của bé bị trục trặc khiến thực quản bị tắc nghẽn. Từ đó, trẻ sẽ dễ bị sặc, ho hoặc thở khò khè trong khi ăn hay bú sữa. Hầu hết bé bị sặc sữa, khó thở là do mắc bệnh như: viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản…

tre bi sac sua ảnh 5
 Trào ngược dạ dày – thực quản là một nguyên nhân bệnh lý khá phổ biến dẫn đến tình trạng khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa ở trẻ

Trong đó trào ngược dạ dày – thực quản là một nguyên nhân bệnh lý khá phổ biến dẫn đến tình trạng khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa ở trẻ. Khi trẻ bị ọc sữa thường xuyên, nôn trớ khiến dịch axit trào ngược lên, mắc lại ở đường thở khiến con đường này trở nên hẹp hoặc tắc nghẽn cũng làm bé thường xuyên sặc sữa khi bú.

3. Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Trẻ bị sặc sữa có thể là một tình huống thoáng qua nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu trẻ bị sặc sữa nặng. Lúc này, đòi hỏi cha mẹ phải biết cách sơ cứu cho trẻ tại chỗ kịp thời. Đa phần các bé khi bị sặc sữa tử vong trước khi tới bệnh viện là do không được xử trí cấp cứu ngay sau khi tai biến xảy ra.

Theo các bác sĩ, khi con bạn bị sặc sữa, việc đầu tiên cần làm là cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và thực hiện sơ cứu theo các bước sau:

- Trước hết cần tiến hành vỗ lưng, ấn ngực bằng cách cho bé nằm sấp trên lòng bàn tay và đặt bé tì lên cánh tay phải, dùng lực từ lòng bàn tay còn lại vỗ đều 4 - 5 cái vào lưng của bé nhằm tăng áp lực bên ngoài vào lồng ngực nhằm tống nhanh phần sữa bị sặc ra khỏi đường hô hấp.

tre bi sac sua ảnh 6
Cần tiến hành vỗ lưng, ấn ngực cho trẻ

- Hãy chú ý rằng bạn đã đảm bảo mình chỉ vỗ nhẹ nhàng, tránh trường hợp vỗ quá mạnh. Nhiều trẻ không tử vong vì sặc sữa mà do người lớn không sơ cứu đúng cách, khiến phổi trẻ tổn càng bị tổn thương nặng hơn.

Nếu con bạn vẫn tiếp tục biểu hiện khó thở nhiều, tím tái thì nên đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng lực từ hai ngón tay trỏ và giữa, đột ngột ấn mạnh 4 - 5 cái ở nửa dưới của xương ức, đoạn này thường nằm dưới đường nối hai vú từ 1-2cm. Có thể lặp lại 6 - 7 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu phục hồi.

Có một cách nhanh và đơn giản nhất mà cha mẹ có thể áp dụng ngay là người lớn sẽ dùng miệng hút mạnh mũi và miệng của bé. Nên hút càng mạnh, càng nhanh sẽ càng tốt, nếu để chậm, sữa sẽ di chuyển vào sâu trong khí quản khiến khó hút hơn, trẻ có thể ngưng thở lâu, lúc đó sẽ khó cứu chữa hơn. Khi đã sơ cứu xong, nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở lại dễ dàng.

tre bi sac sua ảnh 7
Dùng miệng hút mạnh mũi và miệng của bé

Việc cần làm tiếp theo là nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu chuyên môn kịp thời, tránh các di chứng dài lâu.

4. Cách phòng tránh trẻ bị sặc sữa

- Với những bé bú sữa bình: Cần tiệt trùng bình pha sữa của trẻ bằng cách luộc kỹ. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn vệ sinh chúng trước khi pha sữa. Lỗ thông đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất chỉ đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú.

- Khi cho con bú, cha mẹ nên cầm nghiêng chai sữa khoảng 45 độ để đảm bảo sữa luôn ngập lỗ thông, trẻ không mút phải quá nhiều không khí, dẫn đến nôn trớ.

- Với những bé được nuôi bằng sữa mẹ: trong tình huống sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ nuốt chưa kịp, chị em có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú của mình lại để ngăn bớt sữa xuống nhanh và nhiều.

- Nếu đến giờ ăn mà trẻ khóc thì nên kiên nhẫn dỗ cho bé nín hẳn rồi mới cho bú hay ăn dặm. Khi trẻ đang nức nở là lúc mà nhịp hít vào mạnh hơn sau cơn khóc, tuyệt đối không nên đưa sữa cho bé bú lúc này, bé sẽ dễ bị sặc hơn bình thường.

tre bi sac sua ảnh 8
Khi cho con bú, cha mẹ nên cầm nghiêng chai sữa khoảng 45 độ

- Lúc vào giai đoạn bé ăn cháo hoặc ăn bột cũng phải cho bé ăn từ từ. Nên chờ trẻ nhai nuốt xong miếng trước rồi mới cho ăn tiếp miếng sau. Không nên ép buộc, dọa nạt bé khi bé ăn.

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các bậc cha mẹ biết được nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý tại nhà khi trẻ bị sặc sữa. Nếu bé bị sặc sữa nặng và có những biểu hiện bất thường, nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Thứ tự mọc răng của trẻ và cách chăm sóc chuẩn nhất

Thứ tự mọc răng của trẻ đều như nhau và sẽ kéo dài khoảng 2 năm. Việc mọc răng không chỉ hỗ trợ trẻ nhai thức ăn và phát âm mà còn giúp xương phát triển đầy đủ, dành chỗ cho răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, trong quá trình mọc, mẹ cần chăm sóc răng sữa của trẻ thật cẩn thận.

TIN MỚI NHẤT