Khi phát hiện trẻ bị nổi mẩn đỏ trên cơ thể, hãy dựa vào những biểu hiện mô tả dưới đây để sớm tìm ra nguyên nhân và có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.
- Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ nên điều trị như thế nào?
- Không thể chịu nổi cảnh đêm nào cũng bế ru con, mẹ Đồng Nai quyết tâm luyện con ngủ xuyên đêm từ 2,5 tháng tuổi
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ
Nguyên nhân gây ra những vết mẩn đỏ trên cơ thể bé xuất phát cả từ yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan bao gồm: thời tiết, môi trường sống, cơ địa trẻ. Nguyên nhân chủ quan đa phần do cách ta chăm sóc bé chưa đúng phương pháp. Tựu chung lại có 7 nguyên nhân chính sau đây:
1. Do mụn sữa
Trong những tuần đầu đời, mụn sữa thường xuất hiện ở mặt, cổ, tay, chân hoặc lưng bé. Thủ phạm gây ra những mụn sữa này là tuyến bã nhờn trên da bé chưa học được cách bài tiết hoàn chỉnh.
Tình trạng này sẽ mất dần khi trẻ lớn dần lên đồng thời tuyến bã nhờn đi vào hoạt động ổn định.
2. Do rôm sảy
Rôm sảy có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Rôm xuất hiện khi trẻ bị nóng, đặc biệt là vào những ngày hè, dưới thời tiết oi nóng như hiện nay.
Khi phát hiện trẻ bị mổi mẩn đỏ như muỗi đốt, những đốm đỏ nhỏ li ti nên nghĩ ngay đến sự ghé thăm của rôm trên da bé. Mẹ cần cho con ăn đồ mát hoặc tắm một số loại thảo dược tự nhiên trong dân gian là rôm sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn.
3. Do sốt phát ban
Nhiều trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người sốt cao, nguyên nhân do vi rút herpes 6 hoặc vi rút herpes 7 gây nên. Sốt phát ban lây truyền qua đường hô hấp nên khi trẻ bị sốt phát ban không nên để trẻ đi học, tránh lây sang các bé khác.
Phát ban thường thường xuất hiện sau giai đoạn sốt. Ban đầu là những nốt ban màu hồng li ti trên ngực, bụng, lưng bé rồi lan sang 2 tay và cổ. Một số trường hợp ban lên cả mặt, thậm chí nhiều bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân.
Một điểm đặc biệt là ban làm trẻ bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa mà ở những trẻ bị sốt phát ban thường kèm theo một vài biểu hiện khác như: ho khan, tiêu chảy, quấy khóc, biếng ăn, mí mắt bị sưng.
4. Do bị viêm da
Trong quá trình sử dụng các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da trẻ như chăn, màn, quần áo, bỉm, rất có thể những sản phẩm này chứa chất kích ứng với làn da của bé gây nên viêm da, nổi mẩn đỏ.
Một số trường hợp khác do dị ứng thời tiết, viêm da tiếp xúc, dị ứng phấn hoa, … cũng là tác nhân gây ra các vết mẩn đỏ trên cơ thể bé.
Ngoài ra, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm da. Nấm sẽ khiến làn da bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng, ngứa ngáy, khó chịu.
5. Do hăm hoặc mụn nhọt gây ra
Đối với trẻ sơ sinh còn sử dụng bỉm, việc mẹ quá lạm dụng bỉm cũng khiến nhiều trẻ bị hăm, viêm da, da nổi mụn, nổi mẩn đỏ.
Mụn trứng cá, nhọt do nóng trong cũng là một dạng nổi mẩn đỏ trên da trẻ, tuy nhiên trường hợp này những vết mẩn đỏ không nhiều và thường không lan rộng, sau một vài ngày mụn sẽ tự hết.
6. Do chàm sữa
Chàm sữa thông thường sẽ tạo ra hiện tượng bé bị nổi mẩn ở mặt, đặc biệt là hai má luôn trong tình trạng ửng hồng, chỗ da ửng hồng xuất hiện những vết mẩn đỏ nhỏ, vùng da ở đó hơi ráp và khô.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ địa của trẻ và yếu tố môi trường gây nên.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt cần phải chú ý nhiều hơn, nhất là đối với trẻ sơ sinh bởi tay các con hay dụi lên mặt gây ra trầy xước dễ viêm nhiễm.
Những trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ thường gặp
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân
Lưu ý khi chăm sóc trẻ như thế nào khi bé bị nổi mẩn đỏ
Quá trình chăm sóc bé khiến nhiều mẹ vô cùng mệt mỏi, quá trình ấy lại càng vất vả hơn khi con bạn bị bệnh bởi nếu chỉ cần mắc sai lầm nhỏ, con bạn sẽ rất dễ gặp phải những nguy hiểm khó lường. Sau đây là cách chăm con khi bé bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên nhớ:
- Xác định nguyên nhân gây mẩn đỏ cho con bằng đặc điểm những vết mẩn đỏ.
- Theo dõi diễn biến xem những vết mẩn đỏ có lan rộng không, có mủ không hay dấu hiệu bất thường khác không.
- Tạo không gian thoáng cho trẻ, không mặc những quần áo bó sát cơ thể bé.
- Cho bé ăn nhiều thực phẩm có tính mát và tránh những thực phẩm có tính nóng.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, căn nhiều rau xanh và trái cây.
- Mẹ giữ cho vùng da bị nổi mẩn của con luôn sạch sẽ, tắm cho trẻ những thảo dược thiên nhiên hoăc sử dụng nhưng sản phẩm lành tính dành riêng cho bé theo chỉ dẫn của chuyên gia.
- Nếu còn trong giai đoạn cho con bú thì mẹ không nên ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ chiên, rán, đồ cay, nóng.
- Đưa con đến gặp bác sĩ nếu trên những vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều lên kèm theo biểu hiện lạ như: mủ trắng, nước vàng, quầng mẩn đỏ lan rộng,…
Những điều cấm kị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ
- Không tắm cho trẻ bằng những loại loại sữa tắm có thành phần hóa học chứa nhiều chất kích ứng da.
- Không để con gãi tránh trầy xước tạo thành vết thương trên da trẻ.
- Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, chiên rán nhiều.
- Không để bé trong môi trường ẩm ướt, nóng quá hay lạnh quá.
- Không tắm hay lau liên tục vết mẩn đỏ trên da bé.