Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây khiến bé yêu nhà bạn gặp rắc rối về sức khỏe bỏ ngay trước khi quá muộn.
- Cách nấu 3 món cháo cho bé ăn dặm thơm ngon khó cưỡng
- Con gái 6 tuổi đã phát triển ngực, có kinh, bác sĩ chỉ sai lầm lớn từ người mẹ
Rút ngắn thời gian bú mẹ
Nhiều bà mẹ thường rút ngắn thời gian cho con bú vì suy nghĩ rằng khi trẻ hơn 6 tháng sữa mẹ không còn đủ chất dinh dững nữa. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng sữ mẹ không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ sơ sơ sinh, cho bé bú mẹ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé nên mẹ hãy cho bé bủ khoảng 24 tháng nhé.
Cho bé ăn dặm quá sớm
Nhiều bà mẹ sợ con đói cần bổ sung thêm tinh bột và các dinh dưỡng khác cho trẻ sơ sinh, nên đã cho con ăn dặm quá sớm từ 4-5 tháng tuổi đã bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Việc các mẹ cho trẻ ăn dặm sớm gây ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, chỉ quen với việc tiêu hóa sữa.
Sử dụng phấn rôm sai cách
Hầu hết các bà mẹ khi chăm sóc con nhỏ thường dùng phấn rôm cho con của mình bởi phân rôm có khả năng thấm hút cao, phấn rôm được sử dụng để trị rôm sảy, phòng ngừa hăm tã cũng như giữ cho da bé luôn khô thoáng. Nhưng việc các bà mẹ, thoa phấn rôm quá nhiều, nhất là vào thời điểm mùa hè nóng nực có thể gây bít lỗ chân lông, dẫn đến dị ứng da của bé khiến bé bị mẩn ngứa nổi mề đay.
Quấn khăn quá chặt
Nhiều bà mẹ thường cuốn khăn hoặc cuốn tã cho con quá chặt vì sợ bé bị giật mình. Việc quấn khăn chặt có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc quấn khăn cho bé có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi lên 4 lần, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hông của trẻ.
Rung lắc khi ru ngủ
Việc cha mẹ ru con ngủ thường xuyên rung lắc quá đà có thể làm ảnh hưởng tới não bộ của trẻ, khiến cho trẻ có nguy cơ bị ác tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.