Một cô bé 4 tuổi có tên Yu Yu ở Trung Quốc vừa qua cơn nguy kịch dù bị ngã từ ban công xuống, công lớn chính nhờ sự nhanh trí của người mẹ.
- Con 7 tuổi đi học bị trường trả về vì suốt ngày khóc đòi bú mẹ
- Mẹ Sài Gòn luyện con ngủ xuyên đêm từ 6 rưỡi tối, dù trước đó 11h đêm bé mới ngủ, lại liên tục phải bế đi rong
Theo đó, hôm đấy Yu Yu ở nhà cùng ông bà, bố mẹ thì đang chuẩn bị đi làm về. Quá háo hức muốn gặp bố mẹ, cô bé chạy ra ban công nhà và vô tình ngã xuống. Ông bà khi nhìn thấy cháu ngã vội lao xuống cầu thang để bế cháu tuy nhiên đúng lúc đó thì mẹ Yu Yu về.
Chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, người mẹ hét lên “Không được bế cháu, gọi xe cứu thương ngay lập tức”. Ông bà khi ấy vô cùng giận dữ vì con dâu không cho đụng vào người cháu. Vây nhưng khi đến bệnh viện các bác sĩ lại hết lời khen ngợi người mẹ đã làm tốt.
Tại sao không nên di chuyển và chạm vào đứa trẻ?
Trên thực tế, không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn, sau một chấn thương lớn như ngã từ trên cao xuống đất, nếu không phải là nhân viên đào tạo sơ cứu chuyên nghiệp thì không ai được di chuyển người bị thương ngay từ đầu, mà nên quay số cấp cứu chờ đợi nhân viên y tế đến. Bởi vì trong trường hợp chấn thương không xác định, quá trình di chuyển người bị thương có khả năng gây thương tích thứ cấp.
Làm thế nào để tránh tai nạn trẻ ngã từ trên cao xuống?
1. Cố gắng không để con rời khỏi tầm nhìn của người lớn
Trẻ em trong độ tuổi dưới 6 vẫn còn rất thiếu kinh nghiệm, nhận thức yếu về an toàn và khả năng tự bảo vệ yếu. Trẻ thiếu một khái niệm cụ thể về nhận thức rủi ro. Vì vậy, tốt nhất là các ông bố bà mẹ không nên để con cái rời khỏi tầm mắt, đặc biệt là ở nơi công cộng để sự an toàn của con không bị đe dọa.
2. Phát triển nhận thức về an toàn của trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Việc trau dồi nhận thức về an toàn không bao giờ là quá sớm. Cha mẹ nên luôn hướng dẫn con chú ý đến sự an toàn và nâng cao nhận thức về những nguy hiểm trong khi hòa nhập với môi trường xung quanh. Ban công dễ bị ngã, con dao nhà bếp sẽ làm tổn thương mọi người, và không tuân theo đèn giao thông có thể gây ra tai nạn.... Nguy hiểm ở khắp mọi nơi trong cuộc sống và chúng ta phải cải thiện nhận thức về an toàn của trẻ em càng nhiều càng tốt.
3. Cha mẹ cũng nên thành thạo một số kỹ năng sơ cứu
Trong cuộc sống, khi những nguy hiểm có mặt ở khắp mọi nơi, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, là cha mẹ, bạn cần biết một số kỹ năng sơ cứu cần thiết. Ví dụ: nếu trẻ bị ngã, mẹ không nên đỡ con dậy ngay lập tức, hay như con ăn nhầm phải gói hút ẩm, mẹ cần cho uống thật nhiều nước.
4. Môi trường mà trẻ em sống cần được bảo vệ
Ngoài việc cải thiện ý thức, các biện pháp bảo vệ phần cứng phải được thực hiện tốt. Ví dụ, ban công hoặc cửa sổ nên có tấm chắn bảo vệ hoặc lưới bảo vệ đầy đủ, góc nhọn phải được bọc lại, đồ sắc nhọn được đặt ở những nơi xa tầm tay trẻ em,... Chỉ khi môi trường bên ngoài và ý thức bên trong được song hành thì mới sự an toàn của trẻ mới có thể được đảm bảo.