Nếu không được nuôi con sau ly hôn, chồng dọa sẽ giết cả hai mẹ con

Tư vấn hôn nhân 09/02/2017 17:50

Em lấy chồng được 2 năm và hiện đang có con hơn 1 tuổi. Chồng em là một người chồng gia trưởng độc đoán và áp đặt mọi thứ đối với em. Anh ấy mỗi lần mâu thuẫn là chửi bới lăng mạ em rất cay độc.

Em lấy chồng được 2 năm và hiện đang có con hơn 1 tuổi. Chồng em là một người chồng gia trưởng độc đoán và áp đặt mọi thứ đối với em. Anh ấy mỗi lần mâu thuẫn là chửi bới lăng mạ em rất cay độc. Hơn nữa lúc nào anh ấy cũng chỉ nghĩ đến mẹ và gia đình của mình. Giữa em và mẹ chồng em không hề mâu thuẫn gì cả nhưng anh ấy không coi em ra gì. Em nhịn nhục rất nhiều. Đến lần vừa rồi em đã đưa đơn cho anh ấy ký và anh ấy đe dọa em nếu ra tòa mà anh ấy không được quyền nuôi con thì anh ấy sẽ giết chết cả hai mẹ con. Xin anh chị cho em lời khuyên. Em phải làm gì bây giờ ạ

Nếu không được nuôi con sau ly hôn, chồng dọa sẽ giết cả hai mẹ con - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Chào bạn!

Chúng tôi hiểu được những áp lực, mệt mỏi của bạn khi phải chung sống cùng người chồng độc đoán, gia trường và áp đặt. Bạn muốn li hôn để được giải thóat nhưng lại e ngại trước những lời đe dọa của chồng. Chúng tôi chia sẻ cùng bạn tâm sự này!

3-5 năm đầu hôn nhân có lẽ là quãng thời gian khá khó khăn của các cặp đôi khi phải tìm cách để có thể thích nghi và chấp nhận con người, tính cách của nhau. Bởi khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, mọi thứ sẽ không còn lãng mạn, ngọt ngào như lúc mới yêu nữa. Chúng tôi không biết trong cuộc sống gia đình hai bạn có thường xuyên xảy ra mẫu thuẫn hay không? Nguyên do của những lần cãi vã đó là gì?Ngoài những lúc vợ chồng mâu thuẫn, anh ấy có quan tâm tới gia đình vợ con hay không?

Bạn biết đấy! Đôi khi cách hành xử của mỗi người cũng ảnh hưởng rất nhiều tới cụôc sống gia đình. Mâu thuẫn trong gia đình là không thể tránh khỏi, tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận được bản thân mình đã và chưa làm được gì để có những thay đổi tích cực. Chúng tôi hiểu bạn cũng có những áp lực riêng, nhưng bạn nghĩ sao về việc bản thân cũng cần nhìn nhận xem thực sự mình đã làm tốt vai trò của người vợ, người con dâu trong gia đình hay chưa để có sự thay đổi giúp hóa giải những mâu thuẫn giữa hai vợ chồng.

Chúng tôi hiểu được những thiệt thòi của bạn khi trong cuộc sống vợ chồng bạn không hề nhận được sự san sẻ, thay vào đó là sự xúc phạm, thiếu tôn trọng đối với vợ. Nếu tiếp tục cuộc sống như hiện tại, liệu bạn có thể hạnh phúc được hay không? Bạn đã bao giờ nghĩ tới việc sẽ một lần nói chuyện nghiêm túc với chồng để cho cuộc hôn nhân của hai bạn thêm một cơ hội cứu vãn hay không? Bạn có thể lắng nghe những kì vọng của chồng ở mình để bản thân có sự điều chỉnh cũng như góp ý với chồng về cách hành xử của anh nhằm động viên chồng thay đổi. Tất nhiên, chúng ta không hi vọng ngay thời điểm này chồng bạn có thể thay đổi, nhưng ít ra, bạn đã có thể nói ra được suy nghĩ trong lòng mình để chồng bạn biết được anh ấy đã khiến bạn cảm thấy tổn thương như thế nào. Thêm vào đó, bạn cũng có thể nhờ tới sự tác động của gia đình tới chồng, cộng với việc bạn cố gắng hơn nữa trong cách quan tâm, chăm sóc gia đình để chồng có thể nhìn và ghi nhận sự cố gắng của bạn.

Liên quan tới việc bạn đang băn khoăn lựa chọn đi tiếp hay dừng lại cuộc hôn nhân của mình, tuy nhiên việc chồng có những hành động đe dọa khiến bạn bị chi phối. Có thể một phần vì chồng rất yêu thương con, không muốn mất con nên mới có những lo sợ và dọa dẫm như vậy. Bạn có thể chủ động kiên trì trao đổi với chồng để anh ấy hiểu được những cố gắng của bạn trong việc hàn gắn các mối quan hệ gia đình, phân tích để chồng hiểu được ly hôn không có nghĩa anh ấy không là cha, không được quyền nuôi con không có nghĩa anh ấy không được chăm sóc,gần gũi con. Nuôi dạy chăm lo cho con là nghĩa vụ và trách nhiệm sẽ là cả hai người cùng gánh vác. Bạn cũng có thể phân tích để chồng hiểu được hành động đe dọa của anh ấy là trái với đạo đức, pháp luật và gây ảnh hưởng tới nhiều người để chồng có thể sáng suốt hơn trong việc lựa chọn cách giải quyết vấn đề này.

Nếu sau mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả, bạn có thể cân nhắc đến việc mạnh mẽ dứt khóat  dừng lại cuộc hôn nhân này. Bởi có cố gắng cũng là sự chịu đựng dày vò lẫn nhau, bản thân bạn cũng khó có thể có được hạnh phúc với người chồng độc đoán như vậy. Mạnh mẽ từ bỏ đôi khi cũng là một cách để bản thân có được bình yên. Nếu thực sự những hành động đe dọa của chồng bạn làm tổn hại tới tinh thần, thể chất của bạn và con hoặc chồng bạn có những hành vi đi quá giới hạn cho phép. Bạn cần giữ cảnh giác và chủ động lưu giữ những bằng chứng để có thể bảo vệ bản thân trong những trường hợp cần thiết.

Chúc bạn mạnh mẽ, sáng suốt!

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT