Chị em có thể phải đối phó với những điều này trước kì kinh nguyệt khi ở độ tuổi 20, 30, 40

Sống khỏe 24/11/2017 12:27

Một lối sống lành mạnh là điều quan trọng để các chị em thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Có tới 85% phụ nữ gặp phải ít nhất một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) trong tuần trước khi diễn ra chu kì kinh nguyệt của họ, ví dụ như: Sự xuất hiện của mụn trứng cá, mệt mỏi, nhức đầu, đau vùng ngực và thậm chí là trầm cảm.

Do lượng hormone thay đổi nên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này thường thay đổi theo từng tháng (đặc biệt là khi bạn nhiều tuổi). Đồng thời do mức độ estrogen và progesterone tự nhiên dao động theo độ tuổi cho nên các triệu chứng mà bạn gặp phải cũng có xu hướng dao động tăng hay giảm theo.

Có tới 85% phụ nữ gặp phải ít nhất một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Có tới 85% phụ nữ gặp phải ít nhất một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Dưới đây là những chia sẻ của Fenske, trợ lý giáo sư sản khoa, ở thành phố New York để chị em biết rõ được những dấu hiệu của PMS trong độ tuổi 20, 30 và 40.

Ở độ tuổi 20

Bác sĩ Fenske cho biết: "PMS có khuynh hướng ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi người phụ nữ ở trong giai đoạn của độ tuổi sinh sản do hormone chỉ hay dao động trong thời gian này. Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời lý giải tại sao một số phụ nữ lại có những triệu chứng tiêu cực hơn những người khác hoặc vì sao chỉ khoảng 3-8% phụ nữ bị rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD).

Ở độ tuổi 20, rất nhiều người có chung những thói quen như: Ăn ngủ thất thường và lười tập thể dục. Những thói quen xấu này đều làm tăng thêm các triệu chứng của PMS khiến bạn thêm mệt mỏi và khó chịu.

PMS có khuynh hướng ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi người phụ nữ ở trong giai đoạn của độ tuổi sinh sản.
PMS có khuynh hướng ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi người phụ nữ ở trong giai đoạn của độ tuổi sinh sản.

Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 nhưng không gặp những triệu chứng PMS quá tồi tệ thì có thể là do bạn đang áp dụng các biện pháp tránh thai. Phụ nữ ở độ tuổi 20 thường có xu hướng tập trung hơn vào công việc và sự phát triển bản thân và họ hiếm khi nghĩ đến việc có con. Vì lý do này, nhiều người dựa vào các phương pháp tránh thai dựa trên hormone như uống thuốc tránh thai hoặc dùng que cấy tránh thai. "Những phương pháp này sẽ ngăn ngừa sự rụng trứng và chu kỳ kinh tự nhiên đang diễn ra trong cơ thể bạn, điều này làm giảm hoặc loại bỏ được luôn các triệu chứng PMS", Fenske nói.

Ở độ tuổi 30, các triệu chứng PMS có xu hướng giảm

Phụ nữ ở độ tuổi 30 hoàn toàn có thể có ít triệu chứng PMS hơn và sẽ không còn phải chịu những cơn đau bụng hay chóng mặt dữ dội nữa.

Tiến sĩ Fenske cho biết: "Đa số khi phụ nữ ở độ tuổi 30 đã trở thành những bà mẹ. Mang thai và cho con bú sữa mẹ có thể giúp giảm bớt triệu chứng của PMS. Việc mang thai sẽ làm ngưng việc rụng trứng và hiện tượng kinh nguyệt, kết quả là bạn sẽ không gặp phải các triệu chứng của PMS.

Phụ nữ ở độ tuổi 30 hoàn toàn có thể có ít triệu chứng PMS hơn.
Phụ nữ ở độ tuổi 30 hoàn toàn có thể có ít triệu chứng PMS hơn.

Tuy nhiên, đối với một số lượng nhỏ các chị em khác, độ tuổi 30 lại là khoảng thời gian tồi tệ nhất khi phải đối mặt với PMS. Ví dụ, trong trường hợp nếu bạn đã dùng biện pháp tránh thai bằng hormone ở độ tuổi 20 tuổi và sau đó bạn bỏ thuốc vào độ 30 tuổi để có con thì sự cân bằng hormone tự nhiên trong cơ thể hoàn toàn có thể bị biến động trong khoảng thời gian giữa khi sử dụng các biện pháp tránh thai và trước khi thụ thai, dẫn tới các triệu chứng PMS.

Sau độ tuổi 40

Mặc dù các triệu chứng của PMS trong những năm ở độ tuổi 40 của bạn có thể tương tự giống như những gì bạn đã từng trải qua khi bạn ở độ tuổi 30 nhưng các triệu chứng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn vì bạn sắp đến kỳ mãn kinh (khoảng 5-10 năm trước khi mãn kinh thực sự xảy ra. Độ tuổi trung bình khi phụ nữ vào tuổi mãn kinh là 51).

Nói chung, ở độ tuổi này bất cứ triệu chứng tiền kinh nguyệt bạn đã từng gặp phải đều có thể ở mức độ trầm trọng hơn, ví dụ như chu kì kinh nguyệt của bạn có thể nên thất thường do lượng hormone bị giảm.

Tiến sĩ Fenske cho biết: "Nếu một phụ nữ không có tiền sử PMS và đột ngột bắt đầu triệu chứng giống như PMS ở tuổi 40 thì có nhiều khả năng người đó sẽ bắt đầu thời kì tiền mãn kinh sớm hơn bình thường.

Ở độ tuổi này bất cứ triệu chứng tiền kinh nguyệt bạn đã từng gặp phải đều có thể ở mức độ trầm trọng.
Ở độ tuổi này bất cứ triệu chứng tiền kinh nguyệt bạn đã từng gặp phải đều có thể ở mức độ trầm trọng.

Làm thế nào để đối phó với PMS ở mọi độ tuổi?

Cho dù bạn ở độ tuổi nào, một trong những chìa khóa để bạn có thể kiểm soát được PMS là bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái. Tiến sĩ Fenske cho biết: "Bạn cũng có thể điều trị triệu chứng tâm lý bằng thuốc chống trầm cảm và chống lo âu hàng ngày hoặc chỉ trong hai tuần trước kỳ kinh nguyệt".

Những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt mà chị em phụ nữ không được lơ là

“Đèn đỏ” phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản, vì thế mà chú ý nhận diện các biểu hiện kinh nguyệt bất thường để có thể xử trí sớm và đúng đắn là điều cần thiết. Thử xem, các chị em có mắc phải những triệu chứng sau đây không?

TIN MỚI NHẤT