Phát hiện 9 dấu hiệu nhỏ này trên cơ thể, hãy cảnh giác với những căn bệnh nguy hiểm

Sống khỏe 20/01/2017 07:10

Đôi khi, chỉ cần chú ý tới một vài dấu hiệu nhỏ trên cơ thể cũng giúp chúng ta phát hiện và điều trị sớm trước những căn bệnh nguy hiểm.

1. Chảy nước miếng khi ngủ: Không đơn thuần chỉ là vấn đề thẩm mỹ

Việc phân bố điều tiết nước bọt được điều khiển bởi phản xạ thần kinh. Trong khi đó, chảy nước miếng trong khi ngủ là hiện tượng xảy ra trong vô thức, báo hiệu hệ thần kinh đang gặp trở ngại.

Bên cạnh đó, vệ sinh khoang miệng không tốt cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Môi trường ẩm ướt và thiếu vệ sinh trong cổ họng sẽ trở thành nơi thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra chứng viêm hoặc kích thích điều tiết nhiều nước bọt, dẫn tới tình trạng chảy nước miếng khi ngủ.

Bởi vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiện này, hãy cảnh giác trước những căn bệnh liên quan tới răng miệng hoặc hệ thần kinh.

Bạn nên thường xuyên đi kiểm tra răng miệng và giữ cho tinh thần thư thái là những cách hữu hiệu để chấm dứt tình trạng này.

2. Đổ mồ hôi lòng bàn tay: Bệnh lý về thận

Lòng bàn tay ra mồ hôi hoàn toàn không phải là dấu hiệu tốt, đặc biệt là đối với những người ở độ tuổi thanh thiếu niên và nữ giới.

Nếu mồ hôi tay đổ liên tục, mọi lúc mọi nơi có thể là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) do rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm gây nên.

Tình trạng này thường khởi phát ở các thanh thiếu niên đang độ tuổi đến trường và có xu hướng di truyền trong gia đình.

Trên thực tế, việc mồ hôi tiết quá nhiều sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, giận dữ, sợ hãi quá độ và kéo theo đó là nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc kích ứng da tay.

Phụ nữ có lòng bàn tay nóng, thường xuyên ra mồ hôi rất có thể là dấu hiệu báo trước viêm thận mạn tính.

Bởi vậy, khi xuất hiện dấu hiện lòng bàn tay nóng, ra nhiều mồ hôi kèm theo các dấu hiệu như sốt không liên tục, sốt nhẹ, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra để có kết quả chẩn đoán chính xác.

3. Chân bị phù: Đối mặt với nguy cơ tắc tĩnh mạch

Bàn chân đột nhiên sưng bất thường kèm theo cảm giác ngứa là dấu hiệu bệnh lý liên quan tới tĩnh mạch.

Chân bị phù, sưng chủ yếu là do tĩnh mạch bị tắc nghẽn, khiến máu không lưu thông bình thường, lâu dài có thể dẫn tới phù nề chi dưới.

Chưa dừng lại ở đó, máu ứ nhiều trong tĩnh mạch không chỉ làm chân bị sưng mà còn hình thành các cục máu đông.

Nếu điều trị không tốt, những cục máu đông này có thể trôi theo dòng máu về tim hoặc trở thành nguyên nhân gây tắc động mạch phổi, dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng.

4. Thị lực giảm sút: Hiểm họa khôn lường về bệnh gan

Theo Trung y, gan có ảnh hưởng trực tiếp tới mắ. Mắt "sáng"do sự lưu thông khí huyết gan. Bởi vậy, thị lực là một trong những dấu hiệu cho thấy việc chức năng gan có bình thường hay không.

Thường xuyên hoa mắt, khô mắt, mắt bị đen, mờ, nhìn không rõ những sự vật xung quanh, nhìn lâu dễ bị mỏi, không nhìn rõ các vật ở xa… đều cảnh báo tình trạng suy nhược chức năng gan.

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn hãy thử dùng tay ấn với lực vừa phải vào vị trí của gan. Nếu cảm thấy khu vực xung quanh lá gan phình to thì đó là rất có thể gan đang gặp phải vấn đề bất thường.

Cần lưu ý rằng, ngoài việc thường xuyên chăm sóc, điều trị bệnh lý về gan, bạn còn cần chú ý tới vấn đề vệ sinh và bảo vệ đôi mắt.

5. Sụp mí mắt: Cẩn thận bệnh nhược cơ

Vừa bước qua tuổi 30, mí mắt càng ngày càng nặng, thậm chí có xu hướng sụp xuống. Đây là một trong những dấu hiệu của chứng "nhược cơ".

Nhược cơ là một bệnh thần kinh, cơ tự miễn với triệu chứng điển hình là sự yếu cơ. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi người bệnh vận động và phục hồi lúc người bệnh nghỉ ngơi.

Sụp mí mắt bất thường là một trong những biểu hiện sớm của căn bệnh này. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mí mắt bị sụp có thể làm suy yếu thị giác, khiến mắt bị mờ đi, thậm chí gây ra phình động mạch.

6. Vết sẹo biến hóa bất thường: Cảnh giác trước ung thư da

Nếu cơ thể đang mắc các bệnh ngoài da (viêm da, bỏng…) hoặc có các vết sẹo, bạn cần đặc biệt chú ý tình trạng của những vùng da này.

Phát hiện 9 dấu hiệu nhỏ này trên cơ thể, hãy cảnh giác với những căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Ngoài ra, bạn cũng cần thận khi thấy vết sẹo hoặc vùng da nhiễm bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường như lan ra, loét, xơ cứng, lớp sừng dày lên, màu sắc đậm hơn, chảy máu, càng trị liệu càng trở nặng…

Tất cả có thể là triệu chứng của ung thư da.

7. Nhìn thấy những vòng tròn màu sắc: Dấu hiệu báo khả năng bị mù

Khi nhìn vào ngọn đèn, nếu nhìn thấy xung quanh ngọn đèn xuất hiện các vòng màu, bạn rất có thể đã mắc chứng tăng nhãn áp.

Lúc đầu, căn bệnh này có biểu hiện nhìn vật phát sáng sẽ thấy quầng sáng màu hồng hoặc các vòng tròn màu sắc.

Những vòng tròn này có đặc điểm là càng nhìn gần càng nhỏ, càng nhìn xa càng lớn, bên trong có màu tím, bên ngoài có màu đỏ.

8. Ăn nhiều bất thường: Cảnh giác bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Khi bị bệnh tiểu đường, glucose đọng lại các tế bào làm cho thức ăn không thể chuyển thành năng lượng. Vì các tế bào bị "bỏ đói", cơ thể sẽ có cảm giác đói và thèm ăn nhanh hơn bình thường.

Khi thấy cơ thể đột nhiên "phàm" ăn, ăn nhiều bất thường, nhưng thể trọng lại giảm, lượng nước tiểu tăng lên, bạn cần cảnh giác trước nguy cơ mắc tiểu đường.

Bên cạnh đó, ăn nhiều bất thường còn có thể là triệu chứng của bệnh béo phì hoặc hội chứng Cushing.

9. Nốt rồi biến hóa thành ác tính: Dấu hiệu ung thư tế bào hắc tố

Ung thư tế bào hắc tố Melanoma là căn bệnh ung thư da phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến đối với những người ở độ tuổi 25 – 29.

Bệnh Melanoma bao gồm các dấu hiệu sớm dưới đây: Số lượng nốt ruồi đột ngột tăng nhanh trong thời gian ngắn, bề mặt nốt ruồi có dấu hiệu bị viêm, ngứa, loét và các hạch bạch huyết xung quanh nốt ruồi đột nhiên sưng to, nổi đen hoặc nốt ruồi trở nên sẫm màu, nổi u cục.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT