6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu

Mẹ bầu 31/12/2018 05:30

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn mẹ bầu trở nên nặng nề và mệt mỏi nhiều hơn. Hãy lắng nghe ý kiến chuyên gia để vượt qua những tháng cuối thai kì này một cách an toàn và thoải mái mẹ nhé.

Bất cứ người phụ nữ nào khi mang thai cũng đều khá quen thuộc với tên gọi tam cá nguyệt để chỉ tên gọi các quãng thời gian trong quá trình mang thai. Một chu kỳ mang thai của mẹ sẽ kéo dài 40 tuần và được chia làm 3 giai đoạn bao gồm: tam cá nguyệt thứ nhất: giai đoạn 13 tuần đầu tiên của thai kỳ; tam cá nguyệt thứ hai: giai đoạn 13 tuần tiếp theo; tam cá nguyệt thứ ba: giai đoạn cuối cùng. Trong đó tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn "nước rút" chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách của cả mẹ và bé. Đây được xem là giai đoạn an toàn nhưng cũng khá nhạy cảm vì mẹ bầu có thể gặp bất cứ nguy hiểm nào ảnh hưởng tới sự ra đời của thai nhi.

6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu - Ảnh 1

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn "nước rút" để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách của cả mẹ và bé (Ảnh minh họa).

Ngoài sưng phù, đau nhức, các mẹ còn đối mặt với triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, són tiểu và trĩ khi mang thai. Mặc dù các cơn ốm nghén của tam cá nguyệt đầu tiên đã dứt hẳn, nhưng 3 tháng cuối thai kỳ cũng không thoải mái là mấy. Mẹ hãy cùng tìm hiểu 6 triệu chứng thường gặp trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3 cùng những lời khuyên hữu ích của bác sĩ Christopher Chong, chuyên gia kiêm cố vấn sản-phụ khoa (Bệnh viện Gleneagles, Singapore) trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức cho thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé.

1. Thường xuyên mất ngủ

Theo bác sĩ Chong, có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như sự thay đổi về hormone trong cơ thể người mẹ tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể và từ đó dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra còn có căng thẳng, lo lắng trước khi sinh, cảm giác khó chịu do sưng phù, chuột rút, khó thở, ợ nóng, chứng đi tiểu nhiều lần.

Bác sĩ khuyên mẹ bầu thực hiện động tác thiền để giúp giảm cảm giác đau nhức và dễ ngủ hơn. Nếu mẹ khó ngồi thẳng, hãy thử nằm ngửa, nhắm mắt lại và hít thở sâu. Với hai chân bị sưng phù, mẹ hãy đặt chân cao hoặc kê thêm gối để giảm đau. Mẹ bầu cũng cần đảm bảo loại bỏ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ trong phòng. Ngoài ra, mẹ có thể nghe những bản nhạc êm dịu hoặc sử dụng tiếng ồn trắng cũng có tác dụng giúp cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.

6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu - Ảnh 2

Động tác thiền để giúp giảm cảm giác đau nhức và dễ ngủ hơn (Ảnh minh họa).

2. Đi tiểu nhiều lần, són tiểu

Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, tử cung ngày càng lớn tạo ra áp lực lên bàng quang của người mẹ khiến cho mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. Trong lượng của em bé cũng tăng lên và di chuyển xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời nên cũng làm tăng tần suất đi tiểu cho người mẹ. Thậm chí có mẹ khó kiểm soát được tiểu tiện nên bị són tiểu.

Chuyên gia khuyên mẹ bầu hãy uống đủ nước mỗi ngày, ăn thức ăn giàu chất xơ, tránh đồ uống chứa cafein, trà, nước ngọt bởi tác dụng lợi tiểu của chất này có thể khiến tình trạng són tiểu trầm trọng hơn.

6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu - Ảnh 3

Mẹ nên tránh đồ uống chứa cafein, trà, nước ngọt (Ảnh minh họa).

3. Cơ thể sưng phù

Ba tháng cuối thai kì mẹ bầu chủ yếu bị sưng phù mắt cá chân, bàn chân, thậm chí đôi khi có thể ở xung quanh mặt và bàn tay. Nguyên nhân là do gia tăng và tích tụ chất lỏng trong các mô khi mà lượng máu và các chất lỏng khác trong cơ thể sẽ tăng thêm đáng kể để đáp ứng các nhu cầu phát triển của thai nhi. Hai bầu ngực mẹ cũng phát triển to lên để sẵn sàng tiết sữa nuôi bé sau khi chào đời. Tuy nhiên, phù nề quá mức có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật và có thể khá nghiêm trọng. Mẹ có thể nhận biết khi thấy huyết áp tăng cao, hàm lượng protein bất thường trong nước tiểu.

Chuyên gia Chong khuyên mẹ bầu hãy lưu ý theo dõi tình trạng sưng phù của mình. Để giảm đau nhức, mẹ hãy kê chân cao lên chiếc hộp hoặc dụng cụ kê nếu phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Ngoài ra, cân nhắc chế độ ăn uống lành mạnh cho phụ nữ mang thai, tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, di chuyển qua lại để giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tích nước, mặc áo ngực phù hợp có khả năng hỗ trợ tốt để không tạo thêm áp lực lên lưng do bị tăng cân.

6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu - Ảnh 4

Kê cao chân, tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt hiện tượng sưng phù trong 3 tháng cuối thai kì (Ảnh minh họa).

4. Cảm giác đói bụng tăng lên

Em bé trong bụng mẹ ngày một lớn lên và đặc biệt với giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển nhanh chóng và có nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn. Việc thay đổi hormone trong khi mang thai cũng làm mẹ bầu có cảm giác thèm ăn, đói bụng liên tục và lúc nào cũng có cảm giác bụng mình đang trống rỗng.

Việc tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và tập các bài thể dục phù hợp sẽ giúp mẹ bầu tránh được các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp. Bác sĩ Chong khuyên nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa chính trong ngày để giúp xua đi cảm giác đói bụng và dạ dày không bị đầy hơi, quá tải. Việc ăn chậm nhai kỹ cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu - Ảnh 5

Chuyên gia khuyên nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa chính trong ngày để giúp xua đi cảm giác đói bụng và dạ dày không bị đầy hơi, quá tải (Ảnh minh họa)

5. Mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể

Ba tháng cuối thai kì, trọng lượng người mẹ tăng lên đáng kể tạo thêm áp lực lên lưng, cổ và vai khiến mẹ bầu càng thêm đau mỏi. Những cơn đau nhức này có thể khiến người mẹ mất ngủ. Bác sĩ Chong cho biết thêm, việc cơ thể tích nước có thể làm cho tình trạng sưng đau khớp trầm trọng hơn ví dụ như cổ tay.

Tập thể dục là một cách hiệu quả chuyên gia khuyên mẹ bầu. Một số bài tập bác sĩ gợi ý bao gồm các bài tập kéo căng cơ đơn giản, tập yoga và thậm chí bơi lội có thể giúp giảm đau cơ. Mẹ có thể nhờ người thân mát xa nhẹ nhàng để thư giãn, việc này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu - Ảnh 6

Mát xa nhẹ nhàng giúp người mẹ thư giãn, giảm đau nhức và cải thiện chất lượng giấc ngủ (Ảnh minh họa).

6. Cảm thấy thiếu sức sống và lười vận động

Ba tháng cuối của thai kì, nhiều mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống và lười vận động hơn lúc trước. Nhưng bác sĩ lại khuyên rằng trừ trường hợp bệnh lý, bắt buộc phải nằm nghỉ trên giường thì mẹ bầu nên vận động và ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành, tập các bài tập nhẹ nhàng. Hay đơn giản là gặp gỡ bạn bè, đi mua sắm để tinh thần thoải mái và thư giãn hơn. Luôn có thái độ tích cực và tinh thần vui vẻ trong quá trình mang thai sẽ giúp làm giảm tình trạng đau nhức, mệt mỏi, chuẩn bị tinh thần tốt hơn trong giai đoạn "nước rút" này.

6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu - Ảnh 7

Mẹ bầu nên vận động và ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành, tập các bài tập nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn (Ảnh minh họa)

Thời gian đếm ngược đến ngày lâm bồn có lẽ chính là thách thức lớn nhất trong suốt 40 tuần thai vì mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe trong những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, với những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm, mẹ hãy chủ động giữ gìn sức khỏe và sẵn sàng đến ngày đón con yêu chào đời nhé.

Đoán chính xác 99% chỉ số IQ, EQ của thai nhi qua tướng ngủ của chồng bên vợ bầu

Đoán chính xác 99% chỉ số IQ, EQ của thai nhi qua tướng ngủ của chồng bên vợ bầu - hãy xem ngay nhé các cặp vợ chồng.

TIN MỚI NHẤT