Đừng vội kết hôn nếu chưa thảo luận rõ ràng được 7 vấn đề này

Tâm sự gia đình 10/02/2017 17:12

Dành thời gian để nói chuyện với nhau, đưa ra quyết định chung sẽ là cách để làm cho những năm đầu hôn nhân của bạn trôi qua trong yên ả, thuận hòa.

Kết hôn là chuyện hệ trọng của mỗi người. Lúc yêu, bạn có thể lãng mạn nhưng khi kết hôn, mọi chuyện có thể không được như mong muốn. Vì thế, trước khi đồng ý về chung sống một nhà, hai người hãy dành thời gian để nói chuyện với nhau. Việc đưa ra những quyết định chung sẽ là cách để làm cho những năm đầu hôn nhân của bạn trôi qua trong yên ả, thuận hòa, tránh được những xung đột. Dưới đây là những điều cần thảo luận trước khi cưới để vợ chồng hiểu nhau hơn:

1. Tài chính

Tiền bạc là một trong những vấn đề quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các mối quan vợ chồng tan vỡ. Do đó, trước khi đồng ý lấy nhau và về chung sống cùng một gia đình, hai người cần có sự thảo luận rõ ràng về khía cạnh này.

Tất tần tật các câu hỏi liên quan đến tài chính, chẳng hạn như bạn sẽ xử lý như thế nào với tiền chung của hai người, kế hoạch chi tiêu là gì, làm thế nào để tiết kiệm, hai người có quỹ chung hay riêng, người quản lí tiền... cần phải được thảo luận rõ ràng.

Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng chưa cưới mà lôi chuyện tiền nong ra nói sẽ khiến người kia nghĩ mình là người ham tiền, yêu vì tiền. Hai người hãy thẳng thắn chia sẻ cụ thể về vấn đề này tránh những bỡ ngỡ có thể phát sinh trong cuộc sống vợ chồng.

Đừng vội kết hôn nếu chưa thảo luận rõ ràng được 7 vấn đề này - Ảnh 1
Tiền bạc là một trong những vấn đề quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các mối quan vợ chồng tan vỡ. (Ảnh minh họa)

2. Bố mẹ hai bên gia đình

Sau khi kết hôn, các vấn đề không chỉ phát sinh giữa hai người mà nó còn kéo theo nhiều chuyện rắc rối từ cả hai phía gia đình nội ngoại. Bố mẹ chồng/vợ cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của hai người vì thế đừng quên thảo luận về nó trước khi kết hôn.

Các bạn cần phải thống nhất mình sẽ có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với cha mẹ mình và cha mẹ người bạn đời. Không những vậy, hai người cần phải trả lời rõ ràng những câu hỏi, chẳng hạn như những dịp lễ Tết như thế nào, hai người về nhà nội hay về nhà ngoại? Nếu sống xa gia đình, bạn sẽ về thăm bố mẹ mỗi tuần, một tháng một lần hay hai, ba lần mỗi năm?... Đó đều là những vấn đề có phần nhạy cảm vì thế cần phải có ý kiến nhất quán của cả hai để tránh những tranh cãi không đáng có sau này.

3. Con cái

Cũng giống như tiền bạc, con cái là vấn đề quan trọng không thể không đề cập đến trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Không ít cặp vợ chồng xảy ra bất đồng, thậm chí dẫn đến chia tay chỉ vì không cùng quan điểm trong việc con cái. Đó chính là lí do trước khi gật đầu lấy nhau, hai người hãy dành ra chút thời gian, ngồi lại bên nhau để phân tích rõ nhu cầu con cái của cả hai.

Sinh bao nhiêu đứa con, khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu, khi nào sinh là hợp lý, nuôi dạy con theo phương pháp nào, làm cha mẹ như thế nào... là những điều quan trọng hai người không nên né tránh. Chỉ khi có sự đồng thuận nhất trí từ hai phía thì lúc đó bạn mới nghĩ đến việc về chung sống một nhà bởi lẽ sinh con là một việc hệ trọng và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, cho nên nó cần có sự thống nhất của cả hai.  

Đừng vội kết hôn nếu chưa thảo luận rõ ràng được 7 vấn đề này - Ảnh 2
Sinh con là một việc hệ trọng và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, cho nên nó cần có sự thống nhất của cả hai. (Ảnh minh họa)

4. Sự nghiệp

Điều gì là quan trọng nhất đối với cả hai người? Gia đình hay sự nghiệp? Bạn dành bao nhiêu giờ cho công việc hàng tuần? Bạn sẽ bỏ lại sau lưng mọi khó khăn mệt mỏi để về với tổ ấm của mình không? Hãy đặt ra những câu hỏi như vậy cho đối phương cũng như bản thân khi quyết định kết hôn.

Bạn hãy nói rõ nguyện vọng và mục tiêu của bạn trong công việc để người ấy hiểu và thông cảm. Nếu hai người vẫn đang có ý định đặt công việc, sự nghiệp lên hàng đầu thì hãy tạm gác lại chuyện kết hôn.

5. Tôn giáo và đạo đức

Rất có thể hai người yêu nhau sẽ có cùng tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo, cũng như các giá trị đạo đức nhưng có những người thì không. Sự bất đồng về vấn đề tưởng như không quan trọng này lại có thể khiến hôn nhân của bạn đi đến kết quả không mong muốn. Vì thế, ngay từ khi có ý định lấy nhau, hai người hãy thẳng thắn chia sẻ vấn đề này.

6. Quan hệ xã hội

Trước khi kết hôn, bạn hãy cùng người bạn đời tương lai cua mình thảo luận những mối quan hệ của bạn bên ngoài cuộc sống hôn nhân, bao gồm thời gian, công sức dành cho các mối quan hệ bạn bè, người quen, xã hội...

Hai người đừng nên cấm đoán nhau trong vấn đề này bởi kết hôn không có nghĩa là hai người chấm dứt mọi mối quan hệ xã giao bên ngoài của mình. Cả hai người vẫn có quyền giao lưu, tiếp xúc với mọi người, tạo dựng cho mình những mối quan hệ quan trọng miễn là hai người biết điểm dừng và thể kiểm soát tốt mọi việc là được.

7. Không gian tự do cá nhân sau khi kết hôn

Lúc nào cũng vậy dù kết hôn hay chưa thì đôi khi ai cũng cần một khoảng trống riêng để được một mình và làm những việc mình thích. Lúc độc thân bạn có thể tự do, nhưng khi kết hôn có thể thay đổi nhiều thứ. Vì vậy, nói cho bạn đời hiểu lúc nào bạn cần được ở một mình, đâu là không gian riêng tư của bạn... Truyền đạt những nhu cầu rõ ràng trước kết hôn để anh ấy hiểu và tôn trọng bạn.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT